23/06/2024 -

Lời Chúa - Chúa Nhật

444
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII thường niên - B (Lm Jn Trần Đình Khả)

Một cuộc thăm dò về việc tham dự sinh hoạt nhà thờ cho thấy nếu cả Mẹ và Cha cùng tham dự thường xuyên thì 72 phầm trăm con cái của họ tiếp tục giữ đức tin. Nếu chỉ có Mẹ tham dự thường xuyên, thì chỉ còn 15 phần trăm con cái giữ đức tin. Do đó nhà thờ biết ơn những người cha sống đức tin Kito giáo. Dĩ nhiên là cúng cần có những người mẹ sống đức tin Kito giáo như vậy. Con số các phụ nữ phải tự một mình nuôi dạy con cái nhiều đáng kinh ngạc. Dĩ nhiên không phải chỉ có bà mẹ nuôi dậy con cái. Chúng ta biết ơn những người cha có đức tin Kito giáo và cùng gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái của họ. Chúng ta cầu nguyện để các người làm cha làm mẹ nêu gương đức tin cho con cái.

Giông Bão

Victor Hugo nổi tiếng với tiểu thuyết “Người Gù của Notre Dame, cũng đã viết một truyện với tựa đề “Chín Mươi Ba.” Truyện kể về một con tầu gặp bão tố nguy hiểm ngoài biển. Lúc giông bão cao điểm nhất, các thủy thủ sợ hãi nghe thấy tiếng đổ sập thật lớn dưới hầm tầu. Họ biết ngay khẩu súng đại bác của tầu đã bị rơi khỏi tầu. Súng đại bác rơi xuống cạnh tầu và giằng co lung lay con tầu. Biết là cây súng đại bác có thể là cho tầu bị chìm, hai thủy thủ can đảm mạo hiểm gắng cột cây súng đại bác đó lại. Họ biết sự nguy hiểm làm đắm chìm tầu bởi cây súng đại bác thì nhiều hơn là trận bão. 

Điều đó cũng giống như đời sống của con người. Các trận giông bão ở đời có thể thổi bay chúng ta, nhưng không phải là những trận bão từ bên ngoài gây nên sự nguy hiểm nhất. Chính sự hủ hóa từ trong nội tâm có thể gây nên sự đe dọa nhất cho chúng ta. Trận bão cuồng phong bên ngoài có thể làm chúng ta khiếp sợ nhưng cái xẩy ra trong nội tâm có thể làm tổn hại lớn hơn cho đời sống của chúng ta. Hy vọng duy nhất của chúng ta là làm chủ được kẻ thù hoang dã đó.

Đáng tiếc là những trận bão nổi lên trong lòng chúng ta lại không thể tự cứu mình. Nó đòi phải có sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Chúa Giê-su Kito. Ngài là hy vọng duy nhất của chúng ta để làm lắng dịu giông bão có thể làm hại linh hồn và thương tổn đời sống chúng ta.

Đây là bài học mà các môn đệ đã học được hôm nay nơi biển hồ Galilee. Họ tưởng là sự nguy hiểm ở bên ngoài con thuyền. Chẳng bao lâu họ nhận ra rằng sự nguy hiểm nằm trong con thuyền, ở ngay trong lòng của họ. Nói cách khác họ là những người thiếu lòng tin. Và không có lòng tin thì đời sống của họ sẽ bị chao đảo khi giông bão ập tới. Giông bão đã đến và chắc chắn giông bão sẽ lại đến.

 
  • Giông bão đến bất ngờ!
  • Giông bão có thể làm ta mất định hướng!
  • Khiếp sợ trước giông bão có thể làm ta tê liệt!

Bão Đến Bất Ngờ

Ngày xưa không có đài khí tượng tiên báo thời tiết nên các tông đồ không biết trước là sẽ có giông bão. Chắc chắn với kinh nghiệm làm nghề đi biển nhiều năm, các ông đã từng trải chống đỡ những cơn giông bão ngoài khơi. Điều ngạc nhiên là Chúa Giê-su cứ tỉnh bơ ngủ trong thuyền không tỏ ra lo lắng sợ hãi trong giông bão, cũng chẳng quan tâm đến sóng nước đập mạnh vào thuyền. Các môn đệ hốt hoảng trách Ngài, “Thầy không sợ là chúng ta sẽ bị đắm thuyền hay sao mà cứ ngồi ngủ? Sao không giúp chúng tôi một tay?

Khủng hoảng có thể xẩy đến bất chợt và rất nhanh trong đời sống. Mọi cái có thể đang tốt đẹp; người ta đang chúc mừng và hoan hô chúng ta; bất chợt tiếng chuông điện thoại reo lên và mọi cái đảo ngược. Tin buồn kéo đến; kết quả xét nghiệm sức khỏe báo về, bất ngờ bạn đứng giữa cơn bão. Mới đây, một gia đình trong giáo xứ đến xin tôi cầu nguyện vì vợ của anh mới được bác sĩ cho biết chị bị ung thư ruột và đã đến thời kỳ cấp 4. Triệu chứng ung thư đã lan ra các bộ phận. Tuy nhiên chị rất bình tĩnh và chia sẻ, “Con ngạc nhiên nhưng không sợ. Nếu thực sự tình trạng bệnh không còn hy vọng thì con sẽ không xạ trị. Chúa cho sống ngày nào thì con sống theo ý Chúa. Chúa gọi con thì con sẵn sàng.” Chị xưng tội, nhận bí tích xức dầu và vẫn tươi cười cách bình thản.

Cơn giông bão bên ngoài có thể mạnh nhưng cái giông bão trong tâm hồn mới có thể là sự đe dọa nguy hiểm hơn trong đời sống. Ai có thể làm cho giông bão trong tâm hồn được bình yên? Chỉ có Chúa Giê-su mới có uy quyền truyền cho bão tố “im lặng.”

Mất Định Hướng

Bão có thể gây chao đảo làm chúng ta mất định hướng. Hầu như tất cả các môn đệ đều là những người đi biển chuyên nghiệp. Họ đã ra biển mỗi ngày. Họ đã gặp giông bão ngoài biển nhiều lần. Vậy tại sao lần này họ lại khiếp sợ? Có thể đây là cơn bão to họ chưa từng gặp trước kia. Cũng có thể là như thế, nhưng cũng không hẳn là vậy. Giông bão lần này cũng giống những lần khác. Họ biết cách đối phó. Điều khác là lần này có Chúa Giê-su ở đó, nhưng Chúa lại chẳng giúp họ một tay. Họ trách Chúa Giê-su sao cứ như vô cảm ngồi yên đó! Họ hỏi, “Chúa có giúp một tay hay là cứ ngồi yên đó mà ngủ?” Họ có ý nói là “Hãy đứng dạy cầm lấy một cái mái chèo để chèo giúp họ một tay chống gió bão; chúng tôi cần mọi người cộng tác vào việc giúp chống bão.”

Chính lúc đó  điều lạ xẩy ra. Chúa Giê-su đứng dạy. Ngài không cầm mái chèo, nhưng Ngài truyền cho gió bão yên lặng. Điều này làm cho các môn đệ kinh ngạc. Dĩ nhiên là các môn đệ sợ giông báo, sợ sóng to gió lớn. Họ cần mọi người giúp một tay để chống bão, thế nhưng Chúa Giê-su lại ra lệnh cho giông bão yên lặng. Tất cả các môn đệ vô cùng ngạc nhiên. Họ tìm kiếm sự trợ giúp của loài người. Cái họ nhận được lại là không phải là thêm một mái chèo nhưng là uy quyền của Thiên Chúa. Họ mong tìm một tay giúp đỡ; điều họ nhận được lại là sự trợ giúp của Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa. Họ kinh ngạc hỏi nhau, “Người này là ai đến nỗi bão tố cũng phải tuân lệnh!” Họ không biết Ngài là Con Thiên Chúa.

Chúng ta sợ bão tố hay sợ Ông Chủ của bão tố? Họ mất định hướng là do ở điểm này. Chúa Giê-su hỏi, “Tại sao anh em sợ hãi? Anh em vẫn chưa tin vào Thầy sao?” Họ không thật sự biết Người đang ngồi trên thuyền với họ là ai. “Anh em vẫn chưa biết Thầy là ai sao?” Lúc giông bão thì họ sợ hãi. Sau giông bão họ lại kinh ngạc. Vấn đề không phải là giông bão bên ngoài nhưng là bão tố trong lòng; họ còn nghi ngờ chưa tin vì không hiểu và chưa tin Người đang ở trong thuyền với họ là Con Đức Chúa Trời.

Bão tố trong lòng chúng ta chỉ có thể được yên ổn  nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giê-su. Ngài là hy vọng duy nhất có thể làm êm dịu các cơn bão lòng làm chao đảo tâm hồn con người. Đây là bài học các môn đệ đã học được hôm đó nơi biển hồ Galilea. Thoạt đầu họ tưởng là cái nguy hiểm đến từ phía ngoài thuyền. Chẳng bao lâu họ nhận biết cái đe dọa thực sự nằm trong lòng của họ là những người đang ở trên thuyền, tuy có Chúa Giê-su, nhưng họ chưa có lòng tin nơi Chúa Giê-su.

Khi gặp bão tố trong cuộc sống chúng ta cần biết chạy đến với Chúa Giê-su. Một bà cụ trong xứ đạo có tiếng là đức tin rất đơn sơ và bà luôn bình thản trước mọi khó khăn thử thách. Một người chưa bao giờ gặp hay biết bà, mà chỉ nghe nói về bà thôi. Một hôm đến giáo xứ với định tâm sẽ gặp bà cụ để hỏi về bí quyết để có sự bình thản và có cuộc sống hạnh phúc như bà.

“Tôi nghe nhiều người nói bà là người có lòng tin rất lớn lao.” Người đó hỏi.

Bà cụ trả lời, “Không phải vậy đâu. Tôi không phải là người có lòng tin lớn lao, nhưng tôi là một bà già có lòng tin nho nhỏ vào một Thiên Chúa vô cùng lớn lao.

Chúa Giê-su không trách là các môn đệ không tin vào quyền lực của Ngài có thể làm bão tố yên lặng. Có lẽ Chúa Giê-su chỉ không hài lòng vì họ chưa hiểu Ngài là ai! Nếu họ biết và hiểu thì họ đã không sợ sóng gió đêm hôm ấy. Chỉ có Chúa Giê-su mới có uy quyền đem lại sự bình an cho lòng chúng ta.

Làm Tê Liệt

Bão tố đến bất ngờ. Sự bất ngờ đó có thể làm chúng ta mất định hướng. Khi mất định hướng và không nhận biết Chúa Giê-su đang ở đó với chúng ta thì bão tố bất ngờ đó có thể làm chúng ta bị tê liệt. Khi Chúa Giê-su thức dạy, Ngài đã hỏi, “Tại sao lại sợ? Anh em không có lòng tin ư?” Chúa hứa là Ngài ở bên chúng ta. Ngài không nói dối. Dù hoàn cảnh nào, Ngài vẫn ở đó với chúng ta. Chúng ta không phải lo sợ. Chúng ta không để mình quá sợ đến nỗi bị tê liệt. Câu hỏi của Chúa Giê-su cũng là lời trấn an cho chúng ta: “Tại sao anh em sợ hãi? Anh em vẫn chưa tin sao?” Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang đe dọa nhiều nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia nghèo và không có thuốc ngừa. Nhiều chính phủ không biết xoay sở ra sao. Người dân cũng hoang mang lo sợ. Từ lãnh đạo đến người dân đều lo tìm phương cách cứu chữa. Đây là lúc các Kito hữu chúng ta cần nhớ là Thiên Chúa đang ở bên chúng ta. Chúa đang nói với chúng ta, “Tại sao chúng con hoảng sợ? Các con không có lòng tin nơi Thầy sao?”

LM. Trần Đình Khả

 
114.864864865135.135135135250