23/10/2020 -

Lời Chúa - Chúa Nhật

969
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXTN - A (Sr Thùy Dung)
Hi - đáp giáo lý

Hi : Đo Đc Chúa Tri có my điu răn?
Thưa : Đo Đc Chúa Tri có Mười Điu răn:
Th nht th phượng mt Đc Chúa Tri trên hết mi s
[…]
Th
mười ch tham ca người.
Mười điu răn y tóm v hai này mà ch : trước kính mến mt Đc Chúa Tri trên hết mi s, sau li yêu người như mình ta vy. Amen.

Bài này con học thuộc từ lúc 7 tuổi, vậy sao một giáo sư Kinh Thánh (Thầy Thông Luật) lại hỏi về điều răn quan trọng, không lẽ ông ấy chưa học giáo lý? Mục đích đặt câu hỏi không chờ câu trả lời mà là để “tìm cách thử thách” Thầy Giêsu. Sống mà không tin, không thương, không tôn trọng nhau thì quả là điều đáng buồn!

Nhưng xét ra cũng khó xác định điều răn quan trọng nhất vì có nhiều ý kiến khác nhau:

 
- Với Đavít, 11 điều quan trọng cần làm để được ở trong nhà Đức Chúa (x. Tv 15, 25).
- Isaia cho là 6 điều cần thực thi (x. Is 33, 15).
- Mikha lại có 3 điều hay và tốt nhất (x. Mk 6, 8).
- Amốt rút lại 2 điều (x. Am 5, 14).
- Và Khabacúc chỉ có 1 điều quan trọng (x. Kb 2, 4).
 
Vậy theo ai và đâu là tiêu chuẩn để biết điều răn quan trọng nhất? Ông thông luật này chọn đúng người và đặt đúng câu hỏi, chỉ điều bị trách đó là hỏi với mục đích xấu “làm hại người” (để thử). Tuy nhiên câu hỏi cũng có lý do, vì các trường phái và các vị thầy trong Israel vẫn đang cố gắng giải thích lề luật khác nhau. Họ đã phân chia Luật thành 613 khoản. Đối với các Pharisêu, càng giữ luật cặn kẽ, càng làm Chúa vui và càng tiến gần đến sự thánh thiện. Vì lo lắng không giữ được tất cả các khoản luật, nên có lẽ phải chọn những gì là chính yếu, vậy câu hỏi đặt ra có lý do, bởi dầu sao cũng phải tìm ra một nguyên tắc thống nhất giúp định hướng cuộc đời và nhất là biết cách quyết định khi cần. Vì thế câu hỏi “điều răn quan trọng nhất” là chính đáng ! Không chỉ là một tranh luận lý thuyết nhưng còn là một nhu cầu thường nhật. Bởi khi phải giảng dạy hay sống điều trọng yếu cũng cần có cơ sở. Giữa bao lề luật, các thầy thông luật cũng không có thẩm quyền quyết định điều nào, vậy chỉ có cách hỏi Thầy của các bậc thầy.  

Thầy Giêsu đưa ra hai giới răn:

 
- Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Theo nhân học Hipri, yêu hết lòng là hết trái tim, tâm điểm của mọi hiểu biết và tình cảm. Còn “linh hồn” là sinh lực, “trí khôn”, dianoia tiếng Hilap có nghĩa như “trái tim” theo ngôn ngữ Hipri. Nghĩa là tình yêu đối với Thiên Chúa phải trọn vẹn, yêu cho đến cùng và có thể đến chết.
 
- Yêu người thân cận như chính mình. Ngữ cảnh của Lv 19, 1118 là những điều khoản luân lý căn bản của Thiên Chúa liên hệ đến người thân cận, kể cả người yếu thế về mặt xã hội hoặc một đối thủ tại tòa án. Song với “yêu” là không : trộp cắp, xử sai lệch, nói dối thề gian, lừa gạt, cướp đoạt, nguyền rủa, vu khống, thù ghét ; và Lv 19, 34 còn thêm “không vi phạm quyền lợi tha nhân.” Đó là yêu người thân cận.
 
Nhưng ai là người thân cận? Lv 19, 18 thì chỉ giới hạn nơi những người Israel, vì chỉ những người này mới được Chúa ban lề luật, có thể mở rộng hơn là những người ngoại quốc đang sống tại Israel, mới được vào số “người thân cận” (x. Lv 19, 34). Còn Thầy Giêsu, Ngài đã mở rộng nghĩa của từ này mà áp dụng cho tất cả mọi người (x. Mt 5, 43-48).

Tất cả những người Do Thái đạo đức đều ghi nhớ và tuân giữ những luật này. Điều lạ là Thầy Giêsu đặt hai luật đó ngang bằng nhau, nghĩa là không thể giữ điều này mà bỏ điều kia. Hơn nữa còn khẳng định, tất cả các sách Luật và sách Ngôn Sứ đều quy về đó; nghĩa là hai điều này diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong Kinh Thánh, hàm chứa mọi điều khác, hay các điều khác quy về hai điều này.

Điều này quả thật khó, yêu Chúa có thể dễ hơn tha nhân vì không thấy Ngài, còn người bên cạnh không luôn dễ thương có khi còn gian ác. Nhưng đó là lề luật trọng yếu và không thể làm khác được nếu muốn nên hoàn thiện!

 
Nt. Catarina Thùy Dung, OP.
114.864864865135.135135135250