Galilê, ngày…tháng…năm…
Ba Ngôi kính mến,
Lần đầu tiên con viết thư gởi các Ngài; không biết các Ngài ở đâu, nhưng con nghĩ hiện tại đang ở Galilê, con không “lạc đạo” đâu! Biết các Ngài không lệ thuộc thời gian, nơi chốn nhưng vì Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người đang ở giữa nhân loại và lúc này ở Galilê (miền đất dân ngoại như lúc khởi đầu sứ vụ Đức Giêsu đã bắt đầu), mà con được học rằng các Ngài luôn hiện diện trong nhau, ở đâu có một thì ở đó có ba, ngày nay quảng cáo hay cho biết ích lợi của “Ba trong Một”, chỉ thấy Chúa Con thì đã thấy Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Hôm nay Matthêu dùng năm câu cuối của Tin Mừng để nói về các Ngài và các môn đệ. Sự hiện diện hôm nay của Đức Giêsu vừa là một niềm vui trọn vẹn cho các môn đệ vì được thấy, được dậy dỗ, được củng cố đức tin và được sai đi trao sứ mạng cho Hội Thánh. Bên cạnh đó chất chứa nỗi buồn, buồn vì số các môn đệ chỉ còn lại mười một người, sự vắng bóng của một đã là mất mát lớn, những người còn lại cũng đều vấp ngã trong cuộc thương khó và ngay hôm nay vẫn còn có người chưa tin Đức Giêsu sống lại. Nhưng Ngài đã tha thứ và hòa giải khi nhắn đến Galilê để gặp nhau những giờ cuối cùng, các ông cũng đón nhận lời mời tha thứ nên đã đến nơi hẹn, để được nhận sứ mệnh tông đồ.
Điều quan trọng, đó là sứ vụ của Hội Thánh được trao qua các tông đồ. Trước kia làm phép rửa, sách Công Vụ chỉ nói tới việc nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2, 38). Nhưng mặc khải tiệm tiến và qua kinh nghiệm sống, Đức Giêsu đến trong quyền năng Thiên Chúa, là Đấng đại diện toàn quyền của Các Ngài, Đức Giêsu mặc khải cách chung cho biết ý muốn của các Ngài.
Các môn đệ có sứ mệnh “đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”, các ông vừa trở thành môn đệ, vừa làm cho ai đó thành môn đệ và mọi người được mời gọi trở thành môn đệ của một Thầy duy nhất; đây là cách kiến tạo tương quan riêng tư, chặt chẽ, gắn bó như Đức Giêsu khi còn tại thế với các môn đệ. Sứ mệnh này được trao cho cộng đoàn chứ không chỉ một vài cá nhân. Những người đi thi hành nhiệm vụ được trao quyền và có đủ khả năng thi hành.
Từ nay các đồ đệ có hai nhiệm vụ là làm phép rửa và giảng dạy. Làm phép rửa “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Đức Giêsu nêu rõ tên, căn tính của Các Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Con chẳng hiểu bao nhiêu nhưng chỉ biết rằng khi làm phép rửa nhân danh các Ngài, đó là miêu tả cách chặt chẽ giữa công trình của Đức Giêsu với Cha của Ngài và Thánh Thần. Các vị kết hiệp với nhau: Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha và Hai Ngài yêu thương, liên kết nhờ Thánh Thần. Phép rửa nhân danh các Ngài đưa con người nhận chìm vào trong quyền lực Thiên Chúa.
Các môn đệ không mở trường dạy học, nhưng dạy trong trường của Giêsu, nơi đó có Thầy dạy cao cấp là Ba vị, các môn đệ phải giảng dạy như Đức Giêsu giảng, phải sống trong tình yêu thương như các Ngài, luôn duy trì chân tính của người môn đệ bằng cánh đón nhận và chấp nhận uy quyền của Ngôi Con, được tháp nhập vào Ngôi Cha và được thánh hóa bởi Ngôi Thánh Thần. Mục tiêu việc rao giảng không phải là chu toàn luật và lời dạy các ngôn sứ mà là tuân giữ “tất cả những gì Thầy truyền cho anh em”. Đức Giêsu thay vào chỗ các lề luật và ngôn sứ. Sự hiện diện của các Ngài cách trọn vẹn trong lời truyền này, bởi trong Cựu Ước, chính Đức Chúa ban lề luật cho dân (x. 2 Snb 33, 8; Xh 34, 32…), bây giờ Đức Giêsu thay thế Đức Chúa khi khẳng định ý muốn của Ngài và ý đó được Thánh Thần xác nhận, tập trung nơi giới răn yêu thương, đỉnh cao và hoàn tất Kinh Thánh.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế, không chỉ có Đức Giêsu ở mà cả Ba cùng ở, bởi đó là sự hiệp nhất, hiệp thông, cộng tác, còn hiệp thông nào sâu sắc, trọn vẹn hơn các Ngài! Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến trần gian với sự cộng tác của Thánh Thần trong tư cách là “Đấng Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta” từ đầu Tin Mừng, thì hôm nay kết thúc, cũng bằng công thức đó để đóng khung toàn bộ Tin Mừng. Chúa Con họa lại cách thức hiện hữu của Chúa Cha là “Ta ở với các ngươi mãi mãi”, là người hiện diện với lòng từ bi thương xót và cứu giúp. Chúa Con hiện diện cùng cùng một bảo đảm và tính cách như Chúa Cha, hiện diện với con người cho đến ngày thế giới này kết thúc.
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, về khái niệm, các Ngài như rất xa, rất bí nhiệm, khó hiểu đối với con, nhưng thực tại lại rất gần, rất dễ giải thích, và cảm nghiệm vì các Ngài bao trùm toàn bộ đời sống con người.
Xin cho mỗi suy nghĩ của con là “suy lời Chúa”, mỗi lời nói là lời loan báo về “Thiên Chúa tình yêu”, mỗi bước chân là một lần “ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Trong giới hạn của con người, những điều này rất khó, nhưng con có thể, khi tin Chúa Ba Ngôi trợ giúp và ở cùng như lời khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!”
Lần đầu tiên con viết thư gởi các Ngài; không biết các Ngài ở đâu, nhưng con nghĩ hiện tại đang ở Galilê, con không “lạc đạo” đâu! Biết các Ngài không lệ thuộc thời gian, nơi chốn nhưng vì Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người đang ở giữa nhân loại và lúc này ở Galilê (miền đất dân ngoại như lúc khởi đầu sứ vụ Đức Giêsu đã bắt đầu), mà con được học rằng các Ngài luôn hiện diện trong nhau, ở đâu có một thì ở đó có ba, ngày nay quảng cáo hay cho biết ích lợi của “Ba trong Một”, chỉ thấy Chúa Con thì đã thấy Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Hôm nay Matthêu dùng năm câu cuối của Tin Mừng để nói về các Ngài và các môn đệ. Sự hiện diện hôm nay của Đức Giêsu vừa là một niềm vui trọn vẹn cho các môn đệ vì được thấy, được dậy dỗ, được củng cố đức tin và được sai đi trao sứ mạng cho Hội Thánh. Bên cạnh đó chất chứa nỗi buồn, buồn vì số các môn đệ chỉ còn lại mười một người, sự vắng bóng của một đã là mất mát lớn, những người còn lại cũng đều vấp ngã trong cuộc thương khó và ngay hôm nay vẫn còn có người chưa tin Đức Giêsu sống lại. Nhưng Ngài đã tha thứ và hòa giải khi nhắn đến Galilê để gặp nhau những giờ cuối cùng, các ông cũng đón nhận lời mời tha thứ nên đã đến nơi hẹn, để được nhận sứ mệnh tông đồ.
Điều quan trọng, đó là sứ vụ của Hội Thánh được trao qua các tông đồ. Trước kia làm phép rửa, sách Công Vụ chỉ nói tới việc nhân danh Đức Giêsu (x. Cv 2, 38). Nhưng mặc khải tiệm tiến và qua kinh nghiệm sống, Đức Giêsu đến trong quyền năng Thiên Chúa, là Đấng đại diện toàn quyền của Các Ngài, Đức Giêsu mặc khải cách chung cho biết ý muốn của các Ngài.
Các môn đệ có sứ mệnh “đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”, các ông vừa trở thành môn đệ, vừa làm cho ai đó thành môn đệ và mọi người được mời gọi trở thành môn đệ của một Thầy duy nhất; đây là cách kiến tạo tương quan riêng tư, chặt chẽ, gắn bó như Đức Giêsu khi còn tại thế với các môn đệ. Sứ mệnh này được trao cho cộng đoàn chứ không chỉ một vài cá nhân. Những người đi thi hành nhiệm vụ được trao quyền và có đủ khả năng thi hành.
Từ nay các đồ đệ có hai nhiệm vụ là làm phép rửa và giảng dạy. Làm phép rửa “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Đức Giêsu nêu rõ tên, căn tính của Các Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Con chẳng hiểu bao nhiêu nhưng chỉ biết rằng khi làm phép rửa nhân danh các Ngài, đó là miêu tả cách chặt chẽ giữa công trình của Đức Giêsu với Cha của Ngài và Thánh Thần. Các vị kết hiệp với nhau: Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha và Hai Ngài yêu thương, liên kết nhờ Thánh Thần. Phép rửa nhân danh các Ngài đưa con người nhận chìm vào trong quyền lực Thiên Chúa.
Các môn đệ không mở trường dạy học, nhưng dạy trong trường của Giêsu, nơi đó có Thầy dạy cao cấp là Ba vị, các môn đệ phải giảng dạy như Đức Giêsu giảng, phải sống trong tình yêu thương như các Ngài, luôn duy trì chân tính của người môn đệ bằng cánh đón nhận và chấp nhận uy quyền của Ngôi Con, được tháp nhập vào Ngôi Cha và được thánh hóa bởi Ngôi Thánh Thần. Mục tiêu việc rao giảng không phải là chu toàn luật và lời dạy các ngôn sứ mà là tuân giữ “tất cả những gì Thầy truyền cho anh em”. Đức Giêsu thay vào chỗ các lề luật và ngôn sứ. Sự hiện diện của các Ngài cách trọn vẹn trong lời truyền này, bởi trong Cựu Ước, chính Đức Chúa ban lề luật cho dân (x. 2 Snb 33, 8; Xh 34, 32…), bây giờ Đức Giêsu thay thế Đức Chúa khi khẳng định ý muốn của Ngài và ý đó được Thánh Thần xác nhận, tập trung nơi giới răn yêu thương, đỉnh cao và hoàn tất Kinh Thánh.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế, không chỉ có Đức Giêsu ở mà cả Ba cùng ở, bởi đó là sự hiệp nhất, hiệp thông, cộng tác, còn hiệp thông nào sâu sắc, trọn vẹn hơn các Ngài! Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến trần gian với sự cộng tác của Thánh Thần trong tư cách là “Đấng Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta” từ đầu Tin Mừng, thì hôm nay kết thúc, cũng bằng công thức đó để đóng khung toàn bộ Tin Mừng. Chúa Con họa lại cách thức hiện hữu của Chúa Cha là “Ta ở với các ngươi mãi mãi”, là người hiện diện với lòng từ bi thương xót và cứu giúp. Chúa Con hiện diện cùng cùng một bảo đảm và tính cách như Chúa Cha, hiện diện với con người cho đến ngày thế giới này kết thúc.
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, về khái niệm, các Ngài như rất xa, rất bí nhiệm, khó hiểu đối với con, nhưng thực tại lại rất gần, rất dễ giải thích, và cảm nghiệm vì các Ngài bao trùm toàn bộ đời sống con người.
Xin cho mỗi suy nghĩ của con là “suy lời Chúa”, mỗi lời nói là lời loan báo về “Thiên Chúa tình yêu”, mỗi bước chân là một lần “ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Trong giới hạn của con người, những điều này rất khó, nhưng con có thể, khi tin Chúa Ba Ngôi trợ giúp và ở cùng như lời khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!”
Nt. Catarina Thùy Dung, O.P.