04/06/2019 -

LỜI KINH và Ý NGHĨA

1357
Kinh Vi Dấu

Lạy Chúa chúng con, vì Dấu Thánh Giá[1], xin cứu chúng con[2], cho khỏi kẻ thù[3]. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen[4]. Đó là trọn vẹn lời Kinh Vì Dấu. Mỗi khi chúng ta đọc này, chúng ta có thắc mắc tại sao Thánh Giá mang hình chữ thập, tại sao chúng ta lại vẽ trên mình ba Dấu Thánh Giá: một trên trán, một trên môi, một trên ngực như chúng ta vẫn thường làm không?

Về ý nghĩa từ ngữ, “vì Dấu Thánh Giá” nghĩa là “tưởng nhớ đến Dấu Thánh Giá” của Chúa, tưởng nhớ tới cuộc khổ nạn mà Chúa đã dùng Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Ta tin, đồng thời ta cũng xin Chúa Giê-su cứu và giải thoát ta khỏi kẻ thù.

Mỗi lần đọc kinh này chúng ta nhớ lại:

 
- Xưa dân Do Thái được cứu nhờ dấu máu chiên ghi trên cửa; thì nay nhờ Dấu Thánh Giá Chúa Ki-tô mà Giáo Hội được gìn giữ khỏi kẻ thù.

- Xưa con trai đầu lòng của người Do Thái được cắt bì như dấu chỉ ơn thánh hiến dành riêng cho Chúa; thì nay nhờ Dấu Thánh Giá được ghi trong ngày Rửa Tội ta được gia nhập hàng ngũ dân thánh, dân riêng của Chúa.

- Xưa dân Do Thái khắc dấu trên trán để nhắc nhớ bổn phận chu toàn lề luật của Thiên Chúa; nay nhờ Dấu Thánh Giá trong ngày lãnh Bí tích Thêm Sức, ta được ơn của Chúa Thánh Thần để biết sống xứng đáng làm con Chúa.
 
[5] rằng: "Cùng với dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết”.

Thánh Tô-ma mời ta suy gẫm: Chiều rộng của cây gỗ thánh giá tượng trưng cho các công việc tốt lành, bởi vì đôi bàn tay của Đức Ki-tô được căng ra ở đó. Chiều dài của cây thập giá từ thanh ngang xuống mặt đất, nơi thập giá được chôn, tượng trưng cho đức kiên nhẫn, Chúa Giê-su chịu đựng hết mọi sự vì yêu thương nhân loại và vì vâng phục Chúa Cha. Chiều cao của cây thập giá từ thanh ngang trở lên, nơi tựa đầu của Đấng chịu đóng đinh, cho ta thấy Chúa Giê-su là niềm khao khát hy vọng tối thượng cho những ai tin. Chiều sâu của thập giá, phần gỗ được ẩn dấu dưới đất, là gốc rễ làm cho toàn bộ cây thập giá đứng vững, tượng trưng cho sự sâu thẳm của ân sủng nhưng không mà Thiên Chúa ban.

Quả vậy, thánh Tô-ma nói: "Cây gỗ mà mọi chi thể của Đấng chịu chết bị treo lên đó là ngai tòa của Thầy dạy dỗ”…Vì "không có gương nhân đức nào mà không có nơi thập giá.”
[6]

Thánh Tô-ma khuyên hãy suy nghĩ khi ngắm nhìn Thánh Giá. Ước mong sao chúng ta hãy cảm nghiệm sâu xa điều này khi đọc Kinh Vì Dấu. Hãy làm cho ý nghĩa của Thánh Giá sống động mỗi khi ghi Dấu Thánh Giá ba lần trên mình chúng ta.

Đọc lời kinh chúng ta ghi ba Dấu Thánh, ba Dấu Thánh cho chúng ta ba tâm tình, ba xác tín, ba cảm nghiệm, ba nhắc nhở: Một là tâm tình của đức tin, chúng ta tin Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ chúng ta và xin Chúa cho chúng ta hiểu màu nhiệm tình yêu của Chúa; một tâm tình của đức ái với anh chị em,khi cùng đọc "Lạy Chúa chúng con”, xin Chúa cho chúng ta biết truyền rao về tình yêu của Chúa; một tâm tình của đức cậy, cậy trông Chúa – Đấng  cứu chúng ta khỏi mọi kẻ thù, xin Chúa cho chúng ta yêu mến Thánh Giá Chúa khắc ghi trên cuộc đời của chúng ta… Dấu Thánh Giá lớn cuối cùng, chúng ta nhắc mình luôn biết làm vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi trong tất cả các công việc ấy.
Mỗi lần đọc kinh này chúng ta cũng nhớ lại hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời mà thánh Tô-ma A-qui-nô đã mượn lại của thánh Au-gut-ti-nô để viết về các chiều kích của Thánh Giá Đức Ki-tô như sau:

Không phải vô cớ mà Chúa Ki-tô đã lựa chọn cách chết treo trên Thánh Giá. Chúa chọn cách này để chứng tỏ Người là chủ của bề ngang và bề cao, bề dài và bề sâu, điều này được thánh Phao-lô đề cập đến trong thư Ê-phê-sô
Ba dấu thánh – ba tâm tình

Ba Ngôi Thiên Chúa, in hình trong con.

Ba Dấu Thánh – ba điểm son:

Dấu ghi trên trán: làm con Chúa Trời.

Miệng ghi Dấu Thánh, môi cười

Dạy con lẽ sống với người anh em.

Dấu Thánh trên ngực dịu êm

Tình yêu Thiên Chúa vượt trên muôn loài.

Vinh danh Thiên Chúa quyền oai

Đời con cứ mãi khắc hoài Thánh Danh.

[1] Ghi Dấu Thánh Giá trên trán.
[2]Ghi Dấu Thánh Giá trên môi.
[3]Ghi Dấu Thánh Giá trên ngực.
[4]Dấu Thánh Giá lớn từ trán, xuống ngực và sang hai vai, chắp tay trước ngực.
[5] ST, III, Q.46, a.4.
[6] ST, III, Q.45, a.4.
 
114.864864865135.135135135250