Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
*Thưa : Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
*Thưa : Thương Xót Chúng Con
(câu nào cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
TTĐCGS con Đức Chúa Cha hằng có đời đời.
TTĐCGS bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng Trinh.
TTĐCGS hợp làm một cùng Ngôi Thứ Hai cho trọn.
TTĐCGS uy vọng vô cùng.
TTĐCGS là đền thánh Chúa Trời.
TTĐCGS là toà Đấng cực cao cực trọng.
TTĐCGS là đền đài Chúa Trời cùng là cửa thiên đàng.
TTĐCGS là lò lửa mến hằng cháy.
TTĐCGS gồm sự công chính và sự thương yêu.
TTĐCGS đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu.
TTĐCGS là vực đầy mọi nhân đức.
TTĐCGS rất đáng ngợi khen mọi đàng.
TTĐCGS là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy.
TTĐCGS là kho mọi sự khôn ngoan thông thái.
TTĐCGS là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự.
TTĐCGS là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng.
TTĐCGS là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con.
TTĐCGS các thánh trên trời khao khát.
TTĐCGS hay nhịn hay thương vô cùng.
TTĐCGS hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin.
TTĐCGS là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh.
TTĐCGS là của lễ đền tội chúng con.
TTĐCGS đã chịu xấu hổ nhuốc nha bội phần.
TTĐCGS đã phải tan nát vì tội chúng con.
TTĐCGS đã vâng lời cho đến chết.
TTĐCGS đã phải lưỡi đòng thâu qua.
TTĐCGS là nguồn mọi sự an ủi.
TTĐCGS là sự sống cùng là sự sống lại chúng con.
TTĐCGS ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời.
TTĐCGS dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội.
TTĐCGS hay cứu chữa kẻ trông cậy.
TTĐCGS hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông.
TTĐCGS hay làm cho các thánh được vui mừng.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Chúa Giêsu tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
*Thưa: Chúa Giêsu nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Chúa Giêsu thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
*Thưa : Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
*Thưa : Thương Xót Chúng Con
(câu nào cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
TTĐCGS con Đức Chúa Cha hằng có đời đời.
TTĐCGS bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng Trinh.
TTĐCGS hợp làm một cùng Ngôi Thứ Hai cho trọn.
TTĐCGS uy vọng vô cùng.
TTĐCGS là đền thánh Chúa Trời.
TTĐCGS là toà Đấng cực cao cực trọng.
TTĐCGS là đền đài Chúa Trời cùng là cửa thiên đàng.
TTĐCGS là lò lửa mến hằng cháy.
TTĐCGS gồm sự công chính và sự thương yêu.
TTĐCGS đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu.
TTĐCGS là vực đầy mọi nhân đức.
TTĐCGS rất đáng ngợi khen mọi đàng.
TTĐCGS là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy.
TTĐCGS là kho mọi sự khôn ngoan thông thái.
TTĐCGS là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự.
TTĐCGS là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng.
TTĐCGS là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con.
TTĐCGS các thánh trên trời khao khát.
TTĐCGS hay nhịn hay thương vô cùng.
TTĐCGS hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin.
TTĐCGS là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh.
TTĐCGS là của lễ đền tội chúng con.
TTĐCGS đã chịu xấu hổ nhuốc nha bội phần.
TTĐCGS đã phải tan nát vì tội chúng con.
TTĐCGS đã vâng lời cho đến chết.
TTĐCGS đã phải lưỡi đòng thâu qua.
TTĐCGS là nguồn mọi sự an ủi.
TTĐCGS là sự sống cùng là sự sống lại chúng con.
TTĐCGS ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời.
TTĐCGS dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội.
TTĐCGS hay cứu chữa kẻ trông cậy.
TTĐCGS hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông.
TTĐCGS hay làm cho các thánh được vui mừng.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Chúa Giêsu tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
*Thưa: Chúa Giêsu nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Chúa Giêsu thương xót chúng con.
Lời nguyện
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng hằng có đời đời, chúng con xin Chúa trông đến Trái Tim con rất yêu dấu Chúa, cùng những lời ngợi khen và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van vì một Đức Chúa Giêsu Kitô con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. AMEN
Giáo lý Hội thánh Công giáo đã dạy: “Hội Thánh tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su, y như đã kêu cầu Danh Thánh Người trong kinh nguyện, vì đây là trái tim của Ngôi Lời Nhập Thể đã yêu thương nhân loại đến nỗi bị đâm thâu vì tội lỗi nhân loại chúng ta.”[2]
Vì thế trong kho tàng kinh đọc của Hội thánh, tiếp sau Kinh cầu Danh Thánh Chúa Giê-su thì đến Kinh cầu Trái Tim Đức Chúa Giê-su. Cấu trúc lời kinh ngoài phần tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi như thường gặp trong các kinh cầu, là đến phần ca tụng Thánh Tâm Chúa Giê-su. Phần này cho chúng ta cảm nghiệm được rằng: Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và chịu khổ nạn, Ðức Giê-su biết và yêu mến mọi người cũng như từng người chúng ta. Người đã hiến mạng cho mỗi chúng ta.[3] Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó Thánh Tâm Chúa Giê-su bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta[4] "được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Ðấng Cứu Thế không ngừng dâng lên Chúa Cha hằng hữu và dành cho mọi người không trừ ai."[5] Hiểu được điều này, chúng ta ca ngợi Thánh Tâm Chúa Giê-su bằng từng câu xướng và tín thác đáp lại từng lời trong Kinh cầu nguyện này để xin Chúa: “Thương xót chúng con.”
Trong suốt Kinh cầu chúng ta xin Chúa: “Thương xót chúng con,” chứ không xin Chúa thương xót một mình con. Nghĩa là, tình yêu Thiên Chúa phải được đặt trong toàn cảnh mầu nhiệm Hội thánh ở đó Chúa Giê-su là đầu và chúng ta là thân mình của Người. Vì Hội thánh phát sinh từ việc Ðức Ki-tô hiến thân hoàn toàn để cứu độ chúng ta; sự hiến thân được thể hiện trước trong việc thiết lập bí tích Thánh Thể và được thực hiện trên Thập Giá. "Sự khai nguyên và phát triển của Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Ðức Giê-su bị đóng đinh. "Chính từ cạnh sườn của Ðức Ki-tô chịu chết trên Thập Giá đã phát sinh bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội thánh."[6] Cũng như E-và được tạo ra từ cạnh sườn của A-đam khi ông ngủ, thì Hội thánh cũng đã sinh từ trái tim bị đâm thủng của Ðức Giê-su chết trên Thập Giá.[7] Và như thế, khi đọc lời kinh chúng ta phải ý thức mình đang liên kết với đầu là Chúa Ki-tô và hiệp thông với anh chị em là chi thể, để xin Chúa không chỉ thương xót và hóa giải những bất toàn của bản thân, nhưng là hóa giải cả anh chị em trong mối tương quan liên vị.
Sau khi ca ngợi Thánh Tâm Chúa Giê-su bằng cách nhắc lại những nghĩa cử của Người nơi trần thế để xin Người thương xót, thì lời kinh tóm lại bằng lời nguyện hướng lòng lên Chúa Cha: Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng hằng có đời đời, chúng con xin Chúa trông đến Trái Tim Con rất yêu dấu của Chúa, cùng những lời ngợi khen và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho chúng con là những kẻ ăn năn kêu van. Vì một Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen
Xin mượn lời cầu nguyện của thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-ney để nung nấu tâm hồn và đáp lại tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng ta trong Đức Giê-su:
"Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Ngài. Con chỉ mong ước một điều là được yêu Ngài đến hơi thở cuối cùng của đời con. Lạy Thiên Chúa vô cùng khả ái, con yêu mến Ngài. Con thà chết vì yêu Ngài, còn hơn sống mà không yêu Ngài. Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, con chỉ xin Ngài một ân huệ duy nhất là được yêu Ngài mãi mãi... Lạy Thiên Chúa của con, nếu mọi lúc con không thể nói con yêu Ngài, con chỉ mong theo nhịp thở của con, trái tim con không ngừng lập lại: con yêu Ngài."[8]
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng hằng có đời đời, chúng con xin Chúa trông đến Trái Tim con rất yêu dấu Chúa, cùng những lời ngợi khen và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van vì một Đức Chúa Giêsu Kitô con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. AMEN
Giáo lý Hội thánh Công giáo đã dạy: “Hội Thánh tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su, y như đã kêu cầu Danh Thánh Người trong kinh nguyện, vì đây là trái tim của Ngôi Lời Nhập Thể đã yêu thương nhân loại đến nỗi bị đâm thâu vì tội lỗi nhân loại chúng ta.”[2]
Trong suốt Kinh cầu chúng ta xin Chúa: “Thương xót chúng con,” chứ không xin Chúa thương xót một mình con. Nghĩa là, tình yêu Thiên Chúa phải được đặt trong toàn cảnh mầu nhiệm Hội thánh ở đó Chúa Giê-su là đầu và chúng ta là thân mình của Người. Vì Hội thánh phát sinh từ việc Ðức Ki-tô hiến thân hoàn toàn để cứu độ chúng ta; sự hiến thân được thể hiện trước trong việc thiết lập bí tích Thánh Thể và được thực hiện trên Thập Giá. "Sự khai nguyên và phát triển của Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Ðức Giê-su bị đóng đinh. "Chính từ cạnh sườn của Ðức Ki-tô chịu chết trên Thập Giá đã phát sinh bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội thánh."[6] Cũng như E-và được tạo ra từ cạnh sườn của A-đam khi ông ngủ, thì Hội thánh cũng đã sinh từ trái tim bị đâm thủng của Ðức Giê-su chết trên Thập Giá.[7] Và như thế, khi đọc lời kinh chúng ta phải ý thức mình đang liên kết với đầu là Chúa Ki-tô và hiệp thông với anh chị em là chi thể, để xin Chúa không chỉ thương xót và hóa giải những bất toàn của bản thân, nhưng là hóa giải cả anh chị em trong mối tương quan liên vị.
Sau khi ca ngợi Thánh Tâm Chúa Giê-su bằng cách nhắc lại những nghĩa cử của Người nơi trần thế để xin Người thương xót, thì lời kinh tóm lại bằng lời nguyện hướng lòng lên Chúa Cha: Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng hằng có đời đời, chúng con xin Chúa trông đến Trái Tim Con rất yêu dấu của Chúa, cùng những lời ngợi khen và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho chúng con là những kẻ ăn năn kêu van. Vì một Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen
Xin mượn lời cầu nguyện của thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-ney để nung nấu tâm hồn và đáp lại tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng ta trong Đức Giê-su:
"Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Ngài. Con chỉ mong ước một điều là được yêu Ngài đến hơi thở cuối cùng của đời con. Lạy Thiên Chúa vô cùng khả ái, con yêu mến Ngài. Con thà chết vì yêu Ngài, còn hơn sống mà không yêu Ngài. Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, con chỉ xin Ngài một ân huệ duy nhất là được yêu Ngài mãi mãi... Lạy Thiên Chúa của con, nếu mọi lúc con không thể nói con yêu Ngài, con chỉ mong theo nhịp thở của con, trái tim con không ngừng lập lại: con yêu Ngài."[8]
Hỡi ai vất vả gánh gian nan
Đường đời khốn khổ ách lầm than
Đến đây Ta sẽ cho bổ sức
Nương náu Thánh Tâm chốn an nhàn.
Hãy học với Ta đức khiêm nhường
Hiền lành nhân hậu và dễ thương
Rồi ách của con, nên êm ái
Và gánh của con, sẽ nhẹ nhàng.
Xin Chúa cho con chỗ náu nương
Trong Thánh Tâm Chúa tràn yêu thương
Nghỉ ngơi, bổ dưỡng bằng Thánh Thể
Thần lực nuôi con suốt dặm trường.
Xin Chúa cho con hiểu được Ngài
Thực hành trong suốt cõi trần ai
Trở nên nhân chứng tình yêu Chúa
Đời đời danh Chúa rạng, chẳng phai.
Đường đời khốn khổ ách lầm than
Đến đây Ta sẽ cho bổ sức
Nương náu Thánh Tâm chốn an nhàn.
Hãy học với Ta đức khiêm nhường
Hiền lành nhân hậu và dễ thương
Rồi ách của con, nên êm ái
Và gánh của con, sẽ nhẹ nhàng.
Xin Chúa cho con chỗ náu nương
Trong Thánh Tâm Chúa tràn yêu thương
Nghỉ ngơi, bổ dưỡng bằng Thánh Thể
Thần lực nuôi con suốt dặm trường.
Xin Chúa cho con hiểu được Ngài
Thực hành trong suốt cõi trần ai
Trở nên nhân chứng tình yêu Chúa
Đời đời danh Chúa rạng, chẳng phai.
[1]Trái Tim Đức Chúa Giêsu viết tắt là TTĐCGS.
[2] GL HTCG số 2669.
[3]Gl 2,20.
[4] Ga 19,34.
[5] GL HTCG số 478 và Thông điệp "Haurietis aquas"của ĐGH Pi-ô XII: DS. 3924; x. DS. 3812.
[6] Cđ Vat II, Hiên chế LG 3, SC 5.
[7] GL HTCG số 766.
[8]T. Gio-an Ma-ri-a Vianey, kinh nguyện.