Một trong những biểu tượng đắt giá mà người tín hữu thường chiêm ngắm gẫm suy hằng ngày, và cách đặc biệt hơn trong Mùa Chay đó là Thánh Giá Chúa Giêsu. Biểu tượng này sẽ được tô thắm,đồng thời cũng gợi thêm nhiều ý nghĩa và tâm tình thiêng liêng nhờ lời “kinh Kính Thánh Giá”vẫn thường được đọc tại các nhà thờ vào Mùa Chay. Lời kinh ấy như sau[1]:
Con lạy Thánh Giá, con kính thờ Thánh Giá. Thánh Giá là phép mầu nhiệm của lòng thương xót vô cùng: Đấng hằng sống đã chịu chết, cho con người phải chết được sống. Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha.T hánh Giá là giường Chúa muôn vật nằm khi tắt thở. Thánh giá là cờ Vua Cả toàn thắng đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ. Thánh Giá là tàu vượt qua biển, đem chúng con đến nơi vĩnh phúc. Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào. Lạy cây Thánh Giá, từ xưa đến nay chẳng có cây nào sánh bằng cây Thánh Giá. Lạy Chúa nằm trên cây Thánh Giá chịu chết vì chúng con, con thờ lạy Chúa. Amen.
Lời kinh giúp chúng ta suy tư về 4 điểm sau:
- Trước tiên, Thánh Giá là phép mầu nhiệm của lòng thương xót vô cùng: Đấng hằng sống đã chịu chết, cho con người phải chết được sống.Chúng ta tin, chúng ta hy vọng vào tình yêu thương xót của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô ngang qua mầu nhiệm Thánh Giá. Thiên Chúa đã thương xót và yêu thương đến cùng. Ngài đã ban Con Một của Ngài để cứu thế gian. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã biến đổi tội lỗi thành ơn tha thứ. Chúng ta không thể không tin vào lòng thương xót bao la của Thiên Chúa khi chiêm ngắm Thánh Giá và gẫm suy lời kinh. Thánh Ansel Cantebury đã nói: “Chỉ có ai suy gẫm một cách nghiêm minh Thánh Giá nặng nề như thế nào, người ấy mới hiểu được tội ghê gớm ra sao.” Và chính vì thấy được sự ghê gớm của tội, nên người ấy sẽ hiểu được thế nào là lòng thương xót vô cùng được diễn tả nơi Thánh Giá.
- Thứ hai, Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha. Hiến lễ hy sinh Chúa Giêsu đã dâng trên bàn thờ Thánh Giá đã đem lại cho Thánh Giá một giá trị cao quý. Chúa Giêsu đã để cho mình bị cái chết bẻ gẫy và rồi Thánh Giá là dấu chứng về của lễ tuyệt đỉnh được hiến dâng. Ai muốn biến mình thành của lễ cao quý, thì người ấy phải gắn với bàn thờ Thánh Giá và biến tan lễ tế cuộc đời mình vào lễ tế vô biên là chính Đức Kitô.
- Thứ ba, Thánh giá còn là cờ Vua Cả toàn thắng đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ. Sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá khác với sự chiến thắng của trần gian. Người ta chờ đợi “nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá…” Người ta đã chờ đợi sự chiến thắng ấy. Và chiến thắng ấy là chiến thắng của thế gian, là chiến thắng của ganh đua, của kèn cựa, của thế lực, của áp bức. Chiến thắng của Chúa Giêsu là chiến thắng của thập giá, của khiêm hạ, của tự hủy và lặng lẽ yêu thương.
- Cuối cùng, lời kinh dạy ta rằng: Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng. Thánh Rosa thành Lima đã cho ta cảm nghiệm thêm về lời kinh, ngài nói: “Thánh giá là chiếc thang để đưa ta về trời, bỏ thánh giá đi, ta không còn thang nào khác.”
- Thứ hai, Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha. Hiến lễ hy sinh Chúa Giêsu đã dâng trên bàn thờ Thánh Giá đã đem lại cho Thánh Giá một giá trị cao quý. Chúa Giêsu đã để cho mình bị cái chết bẻ gẫy và rồi Thánh Giá là dấu chứng về của lễ tuyệt đỉnh được hiến dâng. Ai muốn biến mình thành của lễ cao quý, thì người ấy phải gắn với bàn thờ Thánh Giá và biến tan lễ tế cuộc đời mình vào lễ tế vô biên là chính Đức Kitô.
- Thứ ba, Thánh giá còn là cờ Vua Cả toàn thắng đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ. Sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá khác với sự chiến thắng của trần gian. Người ta chờ đợi “nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá…” Người ta đã chờ đợi sự chiến thắng ấy. Và chiến thắng ấy là chiến thắng của thế gian, là chiến thắng của ganh đua, của kèn cựa, của thế lực, của áp bức. Chiến thắng của Chúa Giêsu là chiến thắng của thập giá, của khiêm hạ, của tự hủy và lặng lẽ yêu thương.
- Cuối cùng, lời kinh dạy ta rằng: Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng. Thánh Rosa thành Lima đã cho ta cảm nghiệm thêm về lời kinh, ngài nói: “Thánh giá là chiếc thang để đưa ta về trời, bỏ thánh giá đi, ta không còn thang nào khác.”
Quả thật, càng đọc và càng gẫm suy lời “kinh Kính Thánh Giá” chúng ta càng cảm thấy dạt dào trong cõi lòng một niềm hy vọng tràn trề. Nơi Thánh Giá, các niềm hy vọng của trần gian bị sụp đổ. Nơi Thánh Giá, chúng ta có quyền hy vọng về lòng thương vô cùng của Thiên Chúa; hy vọng về của lễ hiến tế chúng ta dâng được nên tươi đẹp nhờ hiến lễ của Chúa Giêsu; hy vọng được cứu thoát khỏi tay ma quỷ; hy vọng sẽ chiến thắng sự dữ và hy vọng được hưởng vinh phúc đời đời.
Trong những ngày chay thánh này, chúng ta hãy để cho mình được cuốn hút bởi mầu nhiệm Thánh Giá của Chúa Giêsu. Thật là hữu ích cho chúng ta khi dừng lại trước Thánh Giá có Chúa chịu đóng đinh. Hãy đọc chậm rãi lời kinh:
Con lạy Thánh Giá, con kính thờ Thánh Giá. Thánh Giá là phép mầu nhiệm của lòng thương xót vô cùng: Đấng hằng sống đã chịu chết, cho con người phải chết được sống.Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha.Thánh Giá là giường Chúa muôn vật nằm khi tắt thở.Thánh giá là cờ Vua Cả toàn thắng đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ.Thánh Giá là tàu vượt qua biển, đem chúng con đến nơi vĩnh phúc.Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.Lạy cây Thánh Giá, từ xưa đến nay chẳng có cây nào sánh bằng cây Thánh Giá. Lạy Chúa nằm trên cây Thánh Giá chịu chết vì chúng con, con thờ lạy Chúa. Amen.
[1] Xin thay đổi và thêm bớt một vài từ để người thời nay dễ hiểu.