Kinh Lạy Thánh Mẫu
Mời bấm vào đây để nghe
[1] Ta có thể thấy trong Kinh Kính Mừng chúng ta thường đọc: “Thánh Maria – Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con… khi nay và trong giờ lâm tử”; hoặc trong Kinh Cầu thánh Giuse chúng ta cũng đọc: “Thánh Giuse là quan thầy các kẻ mong sinh thì,” có nghĩa là: Thánh Giuse là đấng phù hộ cho những người đang hấp hối, những người đang trong giờ lâm tử…; hoặc trong Kinh Lạy Thánh Mẫu chúng ta vẫn đọc: “Xin Mẹ thương ghé mắt nhìn đến chúng con trong giờ lâm tử.”
“Giờ lâm tử” hay “phút mong sinh thì”… đều là cách nói về giây phút hấp hối, lúc cái chết đã cận kề... Trong phút cầu nguyện này, chúng ta cùng tha thiết nài xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết dọn lòng xứng đáng chuẩn bị sẵn sàng cho “giờ lâm tử” qua Kinh Lạy Thánh Mẫu[2]: “Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ chuyển thông ơn Chúa, xin cứu chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin thương ghé mắt nhìn đến chúng con trong giờ lâm tử. Amen.”
Vâng, sự chết đến rất bất ngờ. Chúng ta không biết trước về ngày giờ hay về cách thế mình sẽ chết. Ranh giới giữa cái chết và sự sống thật mỏng manh nhiều khi chỉ là một làn gió độc, một giấc ngủ kéo dài, một lần vấp té… nhưng cũng có khi lại là những tháng năm dài triền miên bệnh tật thoi thóp, những ngày tháng tù tội, những giây phút lê thê buồn tẻ sợ lạc mất đức tin. Vì thế, hãy ghi nhớ và đón nhận lời khôn ngoan của tác giả Sách Gương Chúa Giêsu đã dạy: "Trong mọi hành động và mọi suy tư của con, con phải xử sự như hôm nay con chết. Nếu lương tâm thanh thản, con sẽ không quá sợ cái chết. Vì thế, thà giữ mình không phạm tội, còn hơn là trốn tránh sự chết. Nếu hôm nay con chưa sẵn sàng chết, thì làm sao ngày mai con sẵn sàng được?"[3] Hãy nhớ: “Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi.”[4] Hãy nhớ: “Ngay sau khi chết linh hồn phải chịu phán xét riêng, cuộc phán xét đó quy chiếu đời sống của từng người với Đức Ki-tô để hoặc phải trải qua việc thanh luyện, hoặc ngay lập tức được hưởng vinh phúc trên trời, hoặc lập tức bị luận phạt muôn đời.”[5]
Như vậy, cái chết vạch trần cuộc đời chúng ta, đẩy đưa chúng ta đến những đích điểm mà ngay khi tại thế này chúng ta chọn lựa sống và định hướng trước. Ý nghĩa của cái chết khiến cho chúng ta nhận thấy rằng: những kèn cựa, bon chen, oán ghét; những nhỏ nhen của cuộc sống là những hư vô; trái lại sự tốt lành của cuộc sống, những nghĩa cử yêu thương, những gieo vãi đức hạnh làm cho chúng ta thanh thản, ấm lòng và tràn đầy hy vọng.
Tất cả chúng ta đều bé nhỏ và yếu đuối trước mầu nhiệm sự chết. Nhưng thật là hồng phúc nếu trong giờ lâm tử chúng ta còn giữ được ngọn lửa đức tin! Đó là niềm hy vọng của chúng ta trước cái chết. Đối với người tin thì đó là một cánh cửa rộng mở; đối với người nghi ngờ, thì đó là một tia sáng lọt qua một kẽ hở, tia sáng le lói, lịm tàn, u uất...
Dường như ta vẫn khát khao chiếm được nước thiên đàng và hạnh phúc vĩnh cửu chỉ trong một khoảnh khắc của phút giây sắp rời cõi thế. Hình ảnh “tên trộm lành” mà giây phút cuối đời “trộm cả nước trời”[6] dạy chúng ta về sự tin tưởng vào ơn Chúa trong “giờ lâm tử.”
Xin Chúa cho chúng ta được ơn thánh trong giờ phút hấp hối, để ta vững lòng tin tưởng cậy trông nơi Chúa. Xin cho chúng ta giữ được ơn nghĩa cùng Chúa luôn luôn và siêng năng cầu nguyện cho mọi người được chết trong ơn nghĩa của Chúa. Amen
“Giờ lâm tử” hay “phút mong sinh thì”… đều là cách nói về giây phút hấp hối, lúc cái chết đã cận kề... Trong phút cầu nguyện này, chúng ta cùng tha thiết nài xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết dọn lòng xứng đáng chuẩn bị sẵn sàng cho “giờ lâm tử” qua Kinh Lạy Thánh Mẫu[2]: “Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ chuyển thông ơn Chúa, xin cứu chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin thương ghé mắt nhìn đến chúng con trong giờ lâm tử. Amen.”
Vâng, sự chết đến rất bất ngờ. Chúng ta không biết trước về ngày giờ hay về cách thế mình sẽ chết. Ranh giới giữa cái chết và sự sống thật mỏng manh nhiều khi chỉ là một làn gió độc, một giấc ngủ kéo dài, một lần vấp té… nhưng cũng có khi lại là những tháng năm dài triền miên bệnh tật thoi thóp, những ngày tháng tù tội, những giây phút lê thê buồn tẻ sợ lạc mất đức tin. Vì thế, hãy ghi nhớ và đón nhận lời khôn ngoan của tác giả Sách Gương Chúa Giêsu đã dạy: "Trong mọi hành động và mọi suy tư của con, con phải xử sự như hôm nay con chết. Nếu lương tâm thanh thản, con sẽ không quá sợ cái chết. Vì thế, thà giữ mình không phạm tội, còn hơn là trốn tránh sự chết. Nếu hôm nay con chưa sẵn sàng chết, thì làm sao ngày mai con sẵn sàng được?"[3] Hãy nhớ: “Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi.”[4] Hãy nhớ: “Ngay sau khi chết linh hồn phải chịu phán xét riêng, cuộc phán xét đó quy chiếu đời sống của từng người với Đức Ki-tô để hoặc phải trải qua việc thanh luyện, hoặc ngay lập tức được hưởng vinh phúc trên trời, hoặc lập tức bị luận phạt muôn đời.”[5]
Như vậy, cái chết vạch trần cuộc đời chúng ta, đẩy đưa chúng ta đến những đích điểm mà ngay khi tại thế này chúng ta chọn lựa sống và định hướng trước. Ý nghĩa của cái chết khiến cho chúng ta nhận thấy rằng: những kèn cựa, bon chen, oán ghét; những nhỏ nhen của cuộc sống là những hư vô; trái lại sự tốt lành của cuộc sống, những nghĩa cử yêu thương, những gieo vãi đức hạnh làm cho chúng ta thanh thản, ấm lòng và tràn đầy hy vọng.
Tất cả chúng ta đều bé nhỏ và yếu đuối trước mầu nhiệm sự chết. Nhưng thật là hồng phúc nếu trong giờ lâm tử chúng ta còn giữ được ngọn lửa đức tin! Đó là niềm hy vọng của chúng ta trước cái chết. Đối với người tin thì đó là một cánh cửa rộng mở; đối với người nghi ngờ, thì đó là một tia sáng lọt qua một kẽ hở, tia sáng le lói, lịm tàn, u uất...
Dường như ta vẫn khát khao chiếm được nước thiên đàng và hạnh phúc vĩnh cửu chỉ trong một khoảnh khắc của phút giây sắp rời cõi thế. Hình ảnh “tên trộm lành” mà giây phút cuối đời “trộm cả nước trời”[6] dạy chúng ta về sự tin tưởng vào ơn Chúa trong “giờ lâm tử.”
Xin Chúa cho chúng ta được ơn thánh trong giờ phút hấp hối, để ta vững lòng tin tưởng cậy trông nơi Chúa. Xin cho chúng ta giữ được ơn nghĩa cùng Chúa luôn luôn và siêng năng cầu nguyện cho mọi người được chết trong ơn nghĩa của Chúa. Amen
Trong buổi tiếp kiến chung sáng ngày 18/10/2017, tại quảng trướng thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã nói: “Hôm nay tôi muốn đối chiếu niềm hy vọng Kitô với thực tại sự chết, một thực tại mà nền văn minh tân tiến ngày nay càng lúc càng có xu hướng xóa bỏ. Vì thế, khi cái chết đến, những người ở cạnh chúng ta hoặc chính chúng ta không được chuẩn bị, thiếu những kiến thức sơ đẳng thích hợp để nói lên những lời ý nghĩa về mầu nhiệm sự chết...” Với lời nhắn nhủ này, ĐTC muốn mời gọi chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận mầu nhiệm sự chết với tất cả ý nghĩa sâu xa của nó.
Trong kho tàng kinh đọc của Giáo hội, giáo lý về màu nhiệm sự chết và việc chuẩn bị cho sự chết được nhắc đến rất nhiều.
[1] GL HTCG số 1014.
[2] Bản kinh gốc: Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ thông ơn Chúa, xin chữa chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin ghé mặt thương xem trong thì lâm tử. Amen
[3] Trích Gương Chúa Giê-su 1,23,1.
[4] Kinh Tiền tụng I - cầu cho các tín hữu đã qua đời: Sách lễ Roma.
[5] GL HTCG số 1022.
[6]Lc 23,42.