KINH ĐỌC thể hiện LÒNG ĐẠO BÌNH DÂN
và là SỨC MẠNH TRUYỀN GIÁO
Nữ tu Maria Thérèse Minh Thùy
Dòng Đa Minh Rosa Lima
và là SỨC MẠNH TRUYỀN GIÁO
Nữ tu Maria Thérèse Minh Thùy
Dòng Đa Minh Rosa Lima
Giáo lý Hội Thánh Công Giáo xoay quanh bốn trục chính: tuyên xưng đức tin, các bí tích đức tin, đời sống đức tin, kinh nguyện trong đời sống đức tin. Nền tảng giáo lý này thể hiện bốn chiều kích nguồn mạch của đời sống Kitô hữu: tin, cử hành, cầu nguyện và sống. Có hai hình thái thể hiện nguồn mạch: một là cử hành việc Phụng Tự chính thức của Giáo Hội và hai là thực hành lòng đạo bình dân.
“Các Kinh” chúng ta đọc được soạn từ nhiều đời, từ khi các nhà truyền giáo đặt chân lên đất Việt cho đến hôm nay, và còn nối tiếp qua dòng lịch sử Giáo Hội. Đó là nền tảng và là kho tàng đức tin được trình bày cách cô đọng; đồng thời đó cũng là hình thái đơn sơ, dễ dàng giúp biểu lộ lòng tin - một cách thế thể hiện lòng đạo bình dân. Suốt mấy trăm năm lịch sử “các Kinh” đã nâng đỡ và nuôi dưỡng đời sống đức tin của giáo dân Việt Nam và làm cho đức tin ấy sống động.
Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, các số từ 122-126, Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn tả về “sức mạnh truyền giáo của lòng đạo bình dân.” Duới ánh sáng của Tông Huấn này chúng ta nhìn “các Kinh” với các mục tiêu:
- Các Kinh đọc thể hiện lòng đạo bình dân là cơ sở thần học của công cuộc Tân Phúc ân hóa.
- Các Kinh đọc thể hiện lòng đạo bình dân là tiến trình hội nhập văn hóa.
- Các Kinh đọc thể hiện lòng đạo bình dân là sức mạnh của việc truyền giáo.
Ở số 123, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nhắc lại: Đức Thánh Cha Phaolô VI nói rằng lòng đạo bình dân “biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ những kẻ đơn sơ và nghèo khó mới cảm nhận được.”[1] Còn Đức Bênêđictô khi nói về Châu Mỹ Latinh đã vạch ra rằng, lòng đạo bình dân là “một kho báu của Hội Thánh Công Giáo,, ở đó “chúng ta thấy được tâm hồn của các dân tộc Mỹ Latinh.”[2]
Ở số 124, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nói: Lòng đạo bình dân là ơn của Chúa Thánh Thần, nó đúng là “một linh đạo nhập thể trong văn hoá của những người thấp hèn”[3]; “nó là một cách sống đức tin hợp lệ, một cách cảm nhận mình là thành phần của Hội Thánh và biểu lộ tư cách người truyền giáo.”[4]
Số 125 thì kể lại tâm tình của Đức Thánh Cha Phanxicô: Tôi nghĩ đến lòng tin kiên vững của các bà mẹ chăm sóc những đứa con bệnh tật của họ, họ là những người rất yêu mến lời Kinh Mân Côi dù có lẽ họ chỉ biết sơ sài những điểm của Kinh Tin Kính... Không một ai yêu mến dân thánh của Thiên Chúa, mà lại có thể coi hành động này chỉ là biểu hiện của một cố gắng thuần tuý phàm trần trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng là biểu hiện của một đời sống hướng thần được nuôi dưỡng bởi tác động của Chúa Thánh Thần...
Số 126 tóm gọn về “sức mạnh truyền giáo của lòng đạo bình dân” rằng: Lòng đạo bình dân như là kết quả của Tin Mừng hội nhập trong văn hoá, là một sức mạnh Phúc Âm hoá tích cực mà chúng ta không được coi nhẹ, nếu không, chúng ta sẽ không thể nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần…
Việc hiểu ý nghĩa “các Kinh” và gieo vào đó tâm tình cầu nguyện, giúp cho mỗi người Kitô chúng ta đạt được các mục tiêu mà Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng đã nêu ở tầng sâu ý nghĩa.
Việc hiểu ý nghĩa “các Kinh” và gieo vào đó tâm tình cầu nguyện, giúp cho mỗi người Kitô chúng ta thể hiện bốn chiều kích nguồn mạch của đời sống Kitô hữu: tin, cử hành, cầu nguyện và sống được vững vàng.
Xin gởi đến quý độc giả loạt bài “cầu nguyện với các kinh” hoặc nói khác đi “học giáo lý bằng các kinh” sau dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, để như một làn gió mới, chúng ta cũng can đảm như các tông đồ xưa, hăng hái lên đường truyền giáo trong môi trường sống, cụ thể qua những hoạt động thể hiện lòng đạo bình dân như khi chúng ta đọc kinh trong gia đình, trong khu xóm, trong nhóm nhỏ… hoặc ngay cả khi chúng ta một mình âm thầm trong những góc sáng - tối của cuộc đời.
Ở số 124, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nói: Lòng đạo bình dân là ơn của Chúa Thánh Thần, nó đúng là “một linh đạo nhập thể trong văn hoá của những người thấp hèn”[3]; “nó là một cách sống đức tin hợp lệ, một cách cảm nhận mình là thành phần của Hội Thánh và biểu lộ tư cách người truyền giáo.”[4]
Số 125 thì kể lại tâm tình của Đức Thánh Cha Phanxicô: Tôi nghĩ đến lòng tin kiên vững của các bà mẹ chăm sóc những đứa con bệnh tật của họ, họ là những người rất yêu mến lời Kinh Mân Côi dù có lẽ họ chỉ biết sơ sài những điểm của Kinh Tin Kính... Không một ai yêu mến dân thánh của Thiên Chúa, mà lại có thể coi hành động này chỉ là biểu hiện của một cố gắng thuần tuý phàm trần trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng là biểu hiện của một đời sống hướng thần được nuôi dưỡng bởi tác động của Chúa Thánh Thần...
Số 126 tóm gọn về “sức mạnh truyền giáo của lòng đạo bình dân” rằng: Lòng đạo bình dân như là kết quả của Tin Mừng hội nhập trong văn hoá, là một sức mạnh Phúc Âm hoá tích cực mà chúng ta không được coi nhẹ, nếu không, chúng ta sẽ không thể nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần…
Việc hiểu ý nghĩa “các Kinh” và gieo vào đó tâm tình cầu nguyện, giúp cho mỗi người Kitô chúng ta đạt được các mục tiêu mà Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng đã nêu ở tầng sâu ý nghĩa.
Việc hiểu ý nghĩa “các Kinh” và gieo vào đó tâm tình cầu nguyện, giúp cho mỗi người Kitô chúng ta thể hiện bốn chiều kích nguồn mạch của đời sống Kitô hữu: tin, cử hành, cầu nguyện và sống được vững vàng.
Xin gởi đến quý độc giả loạt bài “cầu nguyện với các kinh” hoặc nói khác đi “học giáo lý bằng các kinh” sau dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, để như một làn gió mới, chúng ta cũng can đảm như các tông đồ xưa, hăng hái lên đường truyền giáo trong môi trường sống, cụ thể qua những hoạt động thể hiện lòng đạo bình dân như khi chúng ta đọc kinh trong gia đình, trong khu xóm, trong nhóm nhỏ… hoặc ngay cả khi chúng ta một mình âm thầm trong những góc sáng - tối của cuộc đời.
* * * * *
[1] Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 48: AAS 68 (1976), 38.
[2] Diễn từ Khai Mạc Đại Hội Lần Thứ V của các Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Caribê (13/5/2007), 1: AAS 90 (2007), 446.
[3] Ibid., 263.
[4] Đại hội lần thứ V của các Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribê, Văn kiện Aparecida, 29-6-2007, 264.