Thánh Lễ là mầu nhiệm Hiển Linh. Hãy lưu ý 7 cách mà trong mỗi Thánh lễ, chúng ta sống lại kinh nghiệm của các nhà đạo sĩ.
Nếu chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Thánh Lễ, chúng ta sẽ thấy mầu nhiệm Hiển Linh mà chúng ta cử hành Chúa Nhật này phản chiếu Thánh Lễ như thế nào. Phụng vụ không chỉ là việc cử hành mầu nhiệm Hiển Linh - mà còn là mầu nhiệm Hiển Linh trong hành động.
Một ngôi sao và cuộc rước
Sự kiện Lễ Hiển Linh bắt đầu với một ngôi sao kỳ diệu tỏa sáng trên bầu trời và lôi kéo các đạo sĩ bước theo. Họ nhìn thấy trong ánh sáng của vì sao ấy một niềm hy vọng, một lời hứa rạng ngời, một tia sáng lung linh của một khởi đầu mới. Khi chúng ta tham dự Thánh lễ, một trong những điều đầu tiên chúng ta nhận thấy trong nhà thờ là những ngọn nến trên bàn thờ được thắp sáng (cũng như ngọn đèn chầu nhà tạm). Những ngọn nến được thắp sáng là dấu hiệu của một sự kiện thiêng liêng sắp diễn ra nơi thánh đường. Chúng báo hiệu một điều gì đó rất kỳ diệu sắp xảy ra ở nơi đây: trời với đất hợp lại trong biến cố của Bí tích trên Bàn thờ, lôi kéo tất cả chúng ta vào sự hiện diện của Thiên Chúa.
Hành động phụng vụ đầu tiên của Thánh lễ - cuộc rước - cách nào đó giống với những phút giây cuối cùng trong cuộc hành trình dài của các đạo sĩ: cuối cùng họ đến gặp Đấng Emmanuel nơi máng cỏ. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gọi cuộc hành trình của các đạo sĩ “chỉ là khởi đầu của một cuộc rước lớn tiếp tục xuyên suốt lịch sử. Với các đạo sĩ, cuộc hành hương của nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô được bắt đầu.”
Hành động sám hối
Một khi đến Giêrusalem, các đạo sĩ cảm nhận được nhu cầu riêng của họ, giới hạn của chính họ. Câu hỏi của họ dành cho bất cứ ai chịu lắng nghe là một lời kêu gọi lòng thương xót: Vị vua mới sinh của dân Do Thái ở đâu? Chúng tôi đến để tôn thờ Ngài. Những gì chúng ta cầu xin trong Nghi thức Sám hối của Thánh lễ cũng giống vậy: “Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con”.
Công bố Lời Chúa
Khi vua Hêrôđê nghe những điều các đạo sĩ yêu cầu, ông triệu tập các trưởng tế và kinh sư, hỏi họ Đấng Kitô sẽ sinh ra ở đâu. Họ đáp lại bằng cách công bố Kinh Thánh:
"Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời".
Thiên Chúa không ngừng khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta qua Lời Chúa.
Dâng lễ vật
Các đạo sĩ đến gần máng cỏ của Chúa Kitô, mở kho báu của họ và dâng cho Chúa Giêsu phẩm vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Hơn hết, những phẩm vật tượng trưng cho những gì mà Hài nhi Cứu thế sẽ làm cho tất cả mọi người qua phép lạ Nhập Thể của Người. Tương tự như vậy, những lễ vật chúng ta dâng trong Thánh Lễ thể hiện ước muốn được phục vụ Chúa Giêsu Vua (tượng trưng bằng vàng), thờ phượng Chúa Giêsu Con Thiên Chúa (tượng trưng bằng trầm hương), và hiệp nhất chúng ta trong sự đau khổ và cái chết của Đấng Cứu Chuộc chúng ta bằng thập giá và Sự Phục Sinh của Người (tượng trưng bằng mộc dược).
Thờ lạy
Trình thuật Tin Mừng đã cố gắng cung cấp cho chúng ta chi tiết quan trọng này: Các đạo sĩ sấp mình thờ lạy Người. Tại sao? Như Giáo lý dạy :
“Là mục đồng hay đạo sĩ, người ta cũng chỉ gặp được Thiên Chúa ở đời này, khi quỳ xuống trước máng cỏ Bêlem và thờ lạy Thiên Chúa ẩn mình nơi một trẻ thơ yếu đuối” (GLCG 563 ).
Chúng ta làm như vậy trong mỗi Thánh lễ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, chúng ta quỳ gối và thờ lạy: khi linh mục nâng cao Mình Thánh Chúa và mời gọi: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian”.
Rước lễ
Các đạo sĩ chỉ có thể bắt đầu thực hiện đời sống hiệp thông nhờ việc Con Thiên Chúa đến trong xác thịt. Nó được tượng trưng theo cách họ tìm thấy Hài Nhi Kitô: Khi vào nhà, các đạo sĩ nhìn thấy Hài Nhi cùng với Mẹ Maria. Đức Maria, Mẫu gương của Giáo hội, là hiện thân của sự hiệp thông mà chúng ta được định sẵn để chia sẻ và trở thành ngay cả khi Mẹ nâng niu trong vòng tay mình Thân thể của Chúa Kitô. “Đức Maria là Mẹ của Sự Sống mà từ đó mọi người nhận được sự sống” (Bl. Guerric of Igny).
Trở về con đường khác
Các đạo sĩ trở về đất nước của họ bằng một con đường khác. Họ lựa chọn, không chỉ một con đường mới mà còn là một cách sống mới. Phép lạ mà chúng ta cảm nhận được trong Thánh Lễ kêu gọi chúng ta làm như vậy. Linh mục hoặc phó tế giải tán dân chúng và nói: “Chúc anh chị em ra đi bình an, hãy làm vinh danh Chúa bằng cuộc sống của mình”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI suy tư rằng các đạo sĩ thời hậu Bêlem đã trở thành “các vì sao của Thiên Chúa vạch nên đường đi”. Trong đời sống chứng tá của họ đã làm bùng lên ánh sáng, qua đó ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi thế gian của chúng ta và chỉ đường cho chúng ta”. Ngài thêm rằng, các thánh cũng là những vì sao đích thực của Thiên Chúa, soi sáng bóng đêm của thế giới này, đóng vai trò hướng dẫn chúng ta. Điều này cũng đúng với tất cả chúng ta”.
Nếu chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Thánh Lễ, chúng ta sẽ thấy mầu nhiệm Hiển Linh mà chúng ta cử hành Chúa Nhật này phản chiếu Thánh Lễ như thế nào. Phụng vụ không chỉ là việc cử hành mầu nhiệm Hiển Linh - mà còn là mầu nhiệm Hiển Linh trong hành động.
Một ngôi sao và cuộc rước
Sự kiện Lễ Hiển Linh bắt đầu với một ngôi sao kỳ diệu tỏa sáng trên bầu trời và lôi kéo các đạo sĩ bước theo. Họ nhìn thấy trong ánh sáng của vì sao ấy một niềm hy vọng, một lời hứa rạng ngời, một tia sáng lung linh của một khởi đầu mới. Khi chúng ta tham dự Thánh lễ, một trong những điều đầu tiên chúng ta nhận thấy trong nhà thờ là những ngọn nến trên bàn thờ được thắp sáng (cũng như ngọn đèn chầu nhà tạm). Những ngọn nến được thắp sáng là dấu hiệu của một sự kiện thiêng liêng sắp diễn ra nơi thánh đường. Chúng báo hiệu một điều gì đó rất kỳ diệu sắp xảy ra ở nơi đây: trời với đất hợp lại trong biến cố của Bí tích trên Bàn thờ, lôi kéo tất cả chúng ta vào sự hiện diện của Thiên Chúa.
Hành động phụng vụ đầu tiên của Thánh lễ - cuộc rước - cách nào đó giống với những phút giây cuối cùng trong cuộc hành trình dài của các đạo sĩ: cuối cùng họ đến gặp Đấng Emmanuel nơi máng cỏ. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gọi cuộc hành trình của các đạo sĩ “chỉ là khởi đầu của một cuộc rước lớn tiếp tục xuyên suốt lịch sử. Với các đạo sĩ, cuộc hành hương của nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô được bắt đầu.”
Hành động sám hối
Một khi đến Giêrusalem, các đạo sĩ cảm nhận được nhu cầu riêng của họ, giới hạn của chính họ. Câu hỏi của họ dành cho bất cứ ai chịu lắng nghe là một lời kêu gọi lòng thương xót: Vị vua mới sinh của dân Do Thái ở đâu? Chúng tôi đến để tôn thờ Ngài. Những gì chúng ta cầu xin trong Nghi thức Sám hối của Thánh lễ cũng giống vậy: “Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con”.
Công bố Lời Chúa
Khi vua Hêrôđê nghe những điều các đạo sĩ yêu cầu, ông triệu tập các trưởng tế và kinh sư, hỏi họ Đấng Kitô sẽ sinh ra ở đâu. Họ đáp lại bằng cách công bố Kinh Thánh:
"Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời".
Thiên Chúa không ngừng khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta qua Lời Chúa.
Dâng lễ vật
Các đạo sĩ đến gần máng cỏ của Chúa Kitô, mở kho báu của họ và dâng cho Chúa Giêsu phẩm vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Hơn hết, những phẩm vật tượng trưng cho những gì mà Hài nhi Cứu thế sẽ làm cho tất cả mọi người qua phép lạ Nhập Thể của Người. Tương tự như vậy, những lễ vật chúng ta dâng trong Thánh Lễ thể hiện ước muốn được phục vụ Chúa Giêsu Vua (tượng trưng bằng vàng), thờ phượng Chúa Giêsu Con Thiên Chúa (tượng trưng bằng trầm hương), và hiệp nhất chúng ta trong sự đau khổ và cái chết của Đấng Cứu Chuộc chúng ta bằng thập giá và Sự Phục Sinh của Người (tượng trưng bằng mộc dược).
Thờ lạy
Trình thuật Tin Mừng đã cố gắng cung cấp cho chúng ta chi tiết quan trọng này: Các đạo sĩ sấp mình thờ lạy Người. Tại sao? Như Giáo lý dạy :
“Là mục đồng hay đạo sĩ, người ta cũng chỉ gặp được Thiên Chúa ở đời này, khi quỳ xuống trước máng cỏ Bêlem và thờ lạy Thiên Chúa ẩn mình nơi một trẻ thơ yếu đuối” (GLCG 563 ).
Chúng ta làm như vậy trong mỗi Thánh lễ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, chúng ta quỳ gối và thờ lạy: khi linh mục nâng cao Mình Thánh Chúa và mời gọi: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian”.
Rước lễ
Các đạo sĩ chỉ có thể bắt đầu thực hiện đời sống hiệp thông nhờ việc Con Thiên Chúa đến trong xác thịt. Nó được tượng trưng theo cách họ tìm thấy Hài Nhi Kitô: Khi vào nhà, các đạo sĩ nhìn thấy Hài Nhi cùng với Mẹ Maria. Đức Maria, Mẫu gương của Giáo hội, là hiện thân của sự hiệp thông mà chúng ta được định sẵn để chia sẻ và trở thành ngay cả khi Mẹ nâng niu trong vòng tay mình Thân thể của Chúa Kitô. “Đức Maria là Mẹ của Sự Sống mà từ đó mọi người nhận được sự sống” (Bl. Guerric of Igny).
Trở về con đường khác
Các đạo sĩ trở về đất nước của họ bằng một con đường khác. Họ lựa chọn, không chỉ một con đường mới mà còn là một cách sống mới. Phép lạ mà chúng ta cảm nhận được trong Thánh Lễ kêu gọi chúng ta làm như vậy. Linh mục hoặc phó tế giải tán dân chúng và nói: “Chúc anh chị em ra đi bình an, hãy làm vinh danh Chúa bằng cuộc sống của mình”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI suy tư rằng các đạo sĩ thời hậu Bêlem đã trở thành “các vì sao của Thiên Chúa vạch nên đường đi”. Trong đời sống chứng tá của họ đã làm bùng lên ánh sáng, qua đó ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi thế gian của chúng ta và chỉ đường cho chúng ta”. Ngài thêm rằng, các thánh cũng là những vì sao đích thực của Thiên Chúa, soi sáng bóng đêm của thế giới này, đóng vai trò hướng dẫn chúng ta. Điều này cũng đúng với tất cả chúng ta”.
Peter John Cameron, OP
G. Võ Tá Hoàng
https://aleteia.org
Nguồn: https://www.hoangcatholic.com/
G. Võ Tá Hoàng
https://aleteia.org
Nguồn: https://www.hoangcatholic.com/