Trong phụng vụ Công giáo, các ngày Chúa Nhật và lễ trọng bắt đầu từ đêm trước với kinh chiều I. Truyền thống của người Do Thái đặt ánh sáng trước bóng tối.
Chúa Giêsu chết vào ngày thứ Sáu, khoảng giờ thứ ba sau buổi trưa, và Ngài không còn ở nơi đã được an táng khi các phụ nữ đến mộ vào ngày Chúa Nhật. Vì vậy, Đấng Cứu Thế đã sống lại hai ngày sau cái chết, theo phương pháp tính toán hiện tại. Tuy nhiên, Tin Mừng nói đến “ngày thứ ba”. Điều này có vẻ phi lý nhưng thực ra nó mang tính biểu tượng cao: theo truyền thống Do Thái, một ngày bắt đầu từ chiều hôm trước. Ngay cả ngày nay, ở Israel, ngày Sabát và những ngày lễ lớn không được cử hành qua đêm.
Ý nghĩa của đêm vọng
Ngay trong Cựu ước, màn đêm gắn liền với sự dữ. Và vì vậy, với cuộc chiến thiêng liêng, như cảnh trong Kinh thánh về cuộc chiến của Giacóp với một người không xác định (x. St 32 ). Sự xuất hiện của ánh sáng ban ngày nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa vẫn ở cùng dân Ngài bất chấp bóng tối và Ngài giúp họ vượt qua những thử thách.
Theo luận lý của Tân Ước, buổi sáng Phục sinh là khuôn mẫu của tất cả các buổi sáng khác; Mặt trời mọc bấy giờ là chính Chúa Kitô, Đấng đã đến để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và cái chết.
Đêm trước của một ngày mới
Điều này giải thích tại sao Chúa Nhật, ngày tôn vinh Sự Phục Sinh trong tuần lễ Kitô giáo, bắt đầu từ buổi tối hôm trước. Cũng như trong các lễ trọng, không phải trong các ngày lễ phụng vụ khác, người ta đọc Kinh Chiều I đêm hôm trước, mở đầu cho một ngày mới.
Điều này giải thích một số vấn đề, chẳng hạn, khi ai đó nghĩ rằng họ đến dự lễ Thánh Ambrosio vào ngày 7 tháng 12 lúc 6:30 chiều, nhưng thực tế đó là Thánh lễ trọng thể Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Với một điều kiện
Điều này chỉ xảy ra nếu trước đó đã đọc Kinh Chiều I, ít là bởi chủ tế. Điều này cũng biện minh cho sự tồn tại của các Thánh lễ được gọi là “sớm” trong các giáo xứ vào các chiều Thứ Bảy.
Về mặt phụng vụ, các lễ này diễn ra vào Chúa Nhật, mặc dù không nên rút giảm ngày Phục Sinh xuống một giờ thuận tiện.