Trong Tông huấn Đức Kitô đang sống Đức Thánh cha Phanxicô đã nói với các bạn trẻ: Trong tư cách là thành viên của Giáo hội, chúng ta không được đứng tách rời khỏi những người khác... Nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải dám khác biệt, dám hướng chỉ những lý tưởng khác với những lý tưởng của thế gian này, dám làm chứng cho vẻ đẹp của sự quảng đại, tinh thần phục vụ, sự trong sạch, nhẫn nại, tha thứ, trung thành với ơn gọi riêng của mình, cầu nguyện, theo đuổi công lý và thiện ích chung, yêu thương người nghèo và tình thân hữu với mọi người. [2] … Việc dấn thân xã hội và trực tiếp đến với người nghèo vẫn là những cách nền tảng để tìm thấy hoặc đào sâu đức tin cũng như phân định ơn gọi của mình…[3] Giờ đây, chúng ta chiêm ngắm và cùng với thánh Êlisabet Hungary cầu nguyện để người trẻ chúng ta có thể học theo và sống tinh thần mà Đức Thánh cha mời gọi.
Thánh Êlisabet Hungary là vị công chúa của vua Anrê II nước Hungary. Ngài sinh năm 1207. Năm lên mười bốn tuổi, thân phụ gả cho thái tử Luy IV miền Turingia, nước Đức. Êlisabet là cô dâu xinh đẹp rất mực yêu thương chồng. Luy cũng đáp lại mối tình của Êlisabet với trọn cả trái tim. Cả hai sống hạnh phúc được sáu năm, sinh được ba người con trai. Cả hai người đều nỗ lực sống lý tưởng của thánh Phanxicô khó nghèo trong bậc gia đình. Năm 1227, Luy qua đời. Êlisabet bỏ lâu đài Wartburg trong hoàn cảnh cô đơn cùng cực với muôn ngàn khó khăn để hiến mình hoàn toàn cho các công cuộc bác ái. Năm 1228, ngài mở một bệnh viện ở Marbourg, ở đó ngài chuyên chăm cầu nguyện và phục vụ người nghèo.
Là người mẹ gương mẫu và người vợ hoàn hảo, ngài dành rất nhiều thời giờ cho những người nghèo khổ, khiến ai ai cũng nhắc đến lòng bác ái của ngài. Tình thương ngài dành cho các người nghèo khổ, bệnh tật là kết quả của sự giàu có nội tâm, của tinh thần chiêm niệm và đức tin sống động của ngài. Thánh nữ Êlisabet đã kiệt lực khi chăm sóc người bệnh, ngài qua đời ngày 17/11/1231 khi mới 24 tuổi, để lại mọi của cải cho người nghèo.
Bốn năm sau khi qua đời (1235), ngài được Đức Giáo hoàng Grêgôriô IX tôn lên bậc hiển thánh, và năm 1274 được ghi vào lịch phụng vụ Rôma. Cùng với thánh Luy nước Pháp, ngài được chọn làm bổn mạng Dòng Ba Phanxicô.
“Lòng tốt luôn có khuynh hướng lan tỏa. Tự bản chất, mọi kinh nghiệm về sự thật và lòng tốt đều tìm cách lớn lên trong chúng ta; và bất cứ ai đã từng trải nghiệm một sự giải thoát sâu xa, đều trở nên mẫn cảm hơn với nhu cầu của người khác. Khi lan tỏa, lòng tốt bén rễ và phát triển. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống xứng đáng và sung mãn, chúng ta phải vươn ra tới người khác và mưu cầu lợi ích cho họ.”[4] Quả thế, ở mọi thời, tấm lòng quảng đại, bác ái, yêu thương luôn tạo nên những khoảnh khắc đẹp cho cuộc đời và cho con người, dù cho cách thức thể hiện có khác nhau.
Dám từ bỏ sự quyền quý cao sang để đổi lấy “tấm lòng”, dám đánh đổi những giá trị chóng qua để chiếm lấy giá trị đời đời là những việc mà thánh Êlisabet Hungary đã làm. Nếu như lòng chúng ta giờ đây đang bị ngăn cản chẳng muốn trao ban yêu thương và chia sẻ; thì cuộc đời của thánh Êlisabet Hungary có thể giúp chúng ta phá đi những rào cản vô hình và nên lời nhắc nhở cho mỗi người: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.”
Quả thế, trước bao biến chuyển của thời đại, tấm lòng nhân ái của mỗi người lại trở nên thật cần thiết biết bao. Rất nhiều khi, chúng ta vẫn tưởng rằng tấm lòng chúng ta đã đủ rộng lượng, đủ quảng đại bao dung, đủ cảm thương những con người khốn khổ. Nhưng nếu chân thành nhìn vào bản thân, chúng ta sẽ tự hỏi: Sự thật có được như vậy chăng? Tự ái và bác ái, ích kỷ và xả kỷ, đôi khi chỉ cách nhau những khoảng thật gần.
Lạy Chúa, thánh Êlisabet Hungary đã làm cho trái tim mình rung lên nhịp đập yêu thương giữa một lối sống nặng tính thế tục. Như thánh Êlisabet Hungary, con cũng được Chúa bạn tặng quả tim với khả năng tương tự. Ước mong sao con không làm những cuộc cấy ghép tim hoặc hoán đổi trái tim bằng thịt để dễ dàng đem về trái tim bằng đá, chất chứa sự lạnh lùng vô cảm trước bao cảnh đời khốn khó.
Thế giới mà con đang sống không thiếu những tiện nghi vật chất, nhưng lại thiếu những tấm lòng hướng đến tha nhân, thiếu những tâm hồn nhạy cảm trước nhu cầu của anh chị em đồng loại. Xin giúp con biết dùng tấm lòng chân thành để đối xử với mọi người, biết dùng tinh thần xây dựng, chia sẻ để cải biến thế giới, đem tình thương của Chúa đến cho muôn người. Amen.
Thánh Êlisabet Hungary là vị công chúa của vua Anrê II nước Hungary. Ngài sinh năm 1207. Năm lên mười bốn tuổi, thân phụ gả cho thái tử Luy IV miền Turingia, nước Đức. Êlisabet là cô dâu xinh đẹp rất mực yêu thương chồng. Luy cũng đáp lại mối tình của Êlisabet với trọn cả trái tim. Cả hai sống hạnh phúc được sáu năm, sinh được ba người con trai. Cả hai người đều nỗ lực sống lý tưởng của thánh Phanxicô khó nghèo trong bậc gia đình. Năm 1227, Luy qua đời. Êlisabet bỏ lâu đài Wartburg trong hoàn cảnh cô đơn cùng cực với muôn ngàn khó khăn để hiến mình hoàn toàn cho các công cuộc bác ái. Năm 1228, ngài mở một bệnh viện ở Marbourg, ở đó ngài chuyên chăm cầu nguyện và phục vụ người nghèo.
Là người mẹ gương mẫu và người vợ hoàn hảo, ngài dành rất nhiều thời giờ cho những người nghèo khổ, khiến ai ai cũng nhắc đến lòng bác ái của ngài. Tình thương ngài dành cho các người nghèo khổ, bệnh tật là kết quả của sự giàu có nội tâm, của tinh thần chiêm niệm và đức tin sống động của ngài. Thánh nữ Êlisabet đã kiệt lực khi chăm sóc người bệnh, ngài qua đời ngày 17/11/1231 khi mới 24 tuổi, để lại mọi của cải cho người nghèo.
Bốn năm sau khi qua đời (1235), ngài được Đức Giáo hoàng Grêgôriô IX tôn lên bậc hiển thánh, và năm 1274 được ghi vào lịch phụng vụ Rôma. Cùng với thánh Luy nước Pháp, ngài được chọn làm bổn mạng Dòng Ba Phanxicô.
“Lòng tốt luôn có khuynh hướng lan tỏa. Tự bản chất, mọi kinh nghiệm về sự thật và lòng tốt đều tìm cách lớn lên trong chúng ta; và bất cứ ai đã từng trải nghiệm một sự giải thoát sâu xa, đều trở nên mẫn cảm hơn với nhu cầu của người khác. Khi lan tỏa, lòng tốt bén rễ và phát triển. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống xứng đáng và sung mãn, chúng ta phải vươn ra tới người khác và mưu cầu lợi ích cho họ.”[4] Quả thế, ở mọi thời, tấm lòng quảng đại, bác ái, yêu thương luôn tạo nên những khoảnh khắc đẹp cho cuộc đời và cho con người, dù cho cách thức thể hiện có khác nhau.
Dám từ bỏ sự quyền quý cao sang để đổi lấy “tấm lòng”, dám đánh đổi những giá trị chóng qua để chiếm lấy giá trị đời đời là những việc mà thánh Êlisabet Hungary đã làm. Nếu như lòng chúng ta giờ đây đang bị ngăn cản chẳng muốn trao ban yêu thương và chia sẻ; thì cuộc đời của thánh Êlisabet Hungary có thể giúp chúng ta phá đi những rào cản vô hình và nên lời nhắc nhở cho mỗi người: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.”
Quả thế, trước bao biến chuyển của thời đại, tấm lòng nhân ái của mỗi người lại trở nên thật cần thiết biết bao. Rất nhiều khi, chúng ta vẫn tưởng rằng tấm lòng chúng ta đã đủ rộng lượng, đủ quảng đại bao dung, đủ cảm thương những con người khốn khổ. Nhưng nếu chân thành nhìn vào bản thân, chúng ta sẽ tự hỏi: Sự thật có được như vậy chăng? Tự ái và bác ái, ích kỷ và xả kỷ, đôi khi chỉ cách nhau những khoảng thật gần.
Lạy Chúa, thánh Êlisabet Hungary đã làm cho trái tim mình rung lên nhịp đập yêu thương giữa một lối sống nặng tính thế tục. Như thánh Êlisabet Hungary, con cũng được Chúa bạn tặng quả tim với khả năng tương tự. Ước mong sao con không làm những cuộc cấy ghép tim hoặc hoán đổi trái tim bằng thịt để dễ dàng đem về trái tim bằng đá, chất chứa sự lạnh lùng vô cảm trước bao cảnh đời khốn khó.
Thế giới mà con đang sống không thiếu những tiện nghi vật chất, nhưng lại thiếu những tấm lòng hướng đến tha nhân, thiếu những tâm hồn nhạy cảm trước nhu cầu của anh chị em đồng loại. Xin giúp con biết dùng tấm lòng chân thành để đối xử với mọi người, biết dùng tinh thần xây dựng, chia sẻ để cải biến thế giới, đem tình thương của Chúa đến cho muôn người. Amen.