[1]Các Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không ngừng tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đối với các thụ tạo khác, đồng thời cộng tác vào mọi điều thiện hảo của chúng ta. Các ngài vây quanh Ðức Kitô là Chúa của mình để phục vụ Người, đặc biệt trong việc hoàn thành sứ mạng cứu độ nhân loại. Hội thánh tôn kính các thánh Thiên thần, vì các ngài trợ giúp Hội thánh trong cuộc lữ hành trần thế và bảo vệ hết mọi người.
Thánh Auguttinô đã nói: “Thiên thần” chỉ chức năng chứ không chỉ bản tính. Tự bản thể, các thiên thần là những tôi tớ và sứ giả của Thiên Chúa. Vì các ngài hằng chiêm ngưỡng “Thánh Nhan Cha Ta ở trên trời” (Mt 18, 10), nên các ngài là “những người đi thực hiện Lời Chúa, sẵn sàng phụng lệnh Người” (Tv 103, 20).
Các Thiên thần mà chúng ta mừng kính hôm nay là các Tổng lãnh Thiên thần. Chúng ta chỉ “biết đến một số vị nhờ các tên riêng, để thấy được công việc của các ngài qua những danh xưng đó. Trong thành thánh trên trời, nơi tri thức đạt tới mức hoàn hảo nhờ ơn hưởng kiến Thiên Chúa toàn năng thì không cần có tên riêng, vì đâu phải không có tên mà ngôi vị các ngài không được biết đến. Nhưng chỉ khi nào đến với chúng ta để thi hành một tác vụ, thì ở giữa chúng ta các ngài mới mang tên gọi liên quan đến tác vụ đó. Vì thế, Micaen có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa,” Gáprien có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” và Raphaen có nghĩa là “linh dược của Thiên Chúa”.”[2] Chúng ta biết đến các Tổng lãnh Thiên thần nhờ những lần các ngài được nhắc đến trong Kinh Thánh.
Đức thánh Micaen được nhắc đến trong sách Đanien (10,13.21; 12,1), sách Khải Huyền (12,7-9) và thư thánh Giuđa tông đồ (1,9). Trong sách Khải Huyền, nơi chương 12,7-9, mô tả cuộc chiến do Tổng lãnh Thiên thần Micaen và các Tổng lãnh Thiên thần chiến đấu với Satan. Tổng lãnh Thiên thần Micaen đã trở nên nhà vô địch về lòng trung thành đối với Thiên Chúa và là đấng bảo vệ Dân Thiên Chúa.
Đức thánh Gaprien cũng được sách Đanien (8,16; 9,21) đề cập tới. Ngài rất quen thuộc đối với chúng ta bởi ngài là nhân vật quan trọng trong Tin mừng theo thánh Luca khi báo tin cho Đức Maria rằng Mẹ sẽ trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế (Lc 1,19.26). Ngài cũng báo tin cho Dacaria rằng ông và vợ ông là bà Êlisabet sẽ có một con trai và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Gioan (Lc 1,11–20). Ngài là sứ giả truyền trao sứ điệp quan trọng của Thiên Chúa cho con người.
Đức thánh Raphaen được nhắc đến trong câu chuyện nơi sách Tôbia (3,17). Ngài đã chữa lành đôi mắt mù lòa của Tôbít và đã đồng hành cùng Tôbia, con trai Tôbít, trong cuộc hành trình của cậu. Cuối cuộc hành trình, Raphaen cho biết ngài là một trong bảy vị thiên thần luôn đứng chầu trước ngai Thiên Chúa (12,15), dâng lên Chúa lời cầu nguyện cùng lễ dâng là những việc lành của họ.
Cho tới ngày Chúa quang lâm, tất cả đời sống Hội thánh hưởng nhờ sự trợ giúp âm thầm và hữu hiệu của các Thiên thần. Được nhận lãnh ân phúc tuyệt vời ấy, chúng ta đồng thời cũng được sống trong an bình ngập tràn, vì “Chúa Kitô không chết thay cho các Thiên thần. Nhưng tất cả những gì biến thành ơn cứu độ cho loài người, nhờ cái chết của Chúa Kitô, thì cũng sinh ơn ích cho các Thiên thần. Bởi vì qua công việc cứu độ loài người, mọi tai hại bắt nguồn từ sự sa đọa của các Thiên thần đã được xóa bỏ.”[3]
Các tổng lãnh Thiên thần được miêu tả trong kinh thánh với vai trò mà Chúa muốn các ngài đảm nhận nhắc nhở người trẻ chúng ta về vai trò Chúa muốn chúng ta hiện diện trên trần gian. Đồng thời mở ra cho chúng ta một chân trời mới trong tin yêu hy vọng. Trong vai trò trung thành với Thiên Chúa và là đấng bảo vệ Dân riêng Chúa của Đức thánh Micaen, chúng ta xin ngài giúp chúng ta luôn trung thành với Chúa và tin tưởng Chúa luôn bảo vệ chúng ta. Trong vai trò loan truyền sứ điệp của Chúa của Đức thánh Gaprien, chúng ta xin ngài giúp chúng ta loan truyền Tin Mừng cứu độ của Chúa đến cho mọi người. Đặc biệt với danh hiệu linh dược của Thiên Chúa của Đức thánh Raphaen, chúng ta xin ngài chỉ ra phương dược cứu chữa hồn xác chúng ta trong cơn đại dịch này.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho thiên thần và người thế cộng tác vào chương trình cứu độ, xin cho các thiên thần đang phục vụ Chúa trên trời cũng luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất, để chúng con luôn trung thành với Chúa, hăng say loan báo Tin Mừng và được Chúa yêu thương chữa lành mọi thương tích hồn xác chúng con. Amen
Thánh Auguttinô đã nói: “Thiên thần” chỉ chức năng chứ không chỉ bản tính. Tự bản thể, các thiên thần là những tôi tớ và sứ giả của Thiên Chúa. Vì các ngài hằng chiêm ngưỡng “Thánh Nhan Cha Ta ở trên trời” (Mt 18, 10), nên các ngài là “những người đi thực hiện Lời Chúa, sẵn sàng phụng lệnh Người” (Tv 103, 20).
Các Thiên thần mà chúng ta mừng kính hôm nay là các Tổng lãnh Thiên thần. Chúng ta chỉ “biết đến một số vị nhờ các tên riêng, để thấy được công việc của các ngài qua những danh xưng đó. Trong thành thánh trên trời, nơi tri thức đạt tới mức hoàn hảo nhờ ơn hưởng kiến Thiên Chúa toàn năng thì không cần có tên riêng, vì đâu phải không có tên mà ngôi vị các ngài không được biết đến. Nhưng chỉ khi nào đến với chúng ta để thi hành một tác vụ, thì ở giữa chúng ta các ngài mới mang tên gọi liên quan đến tác vụ đó. Vì thế, Micaen có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa,” Gáprien có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” và Raphaen có nghĩa là “linh dược của Thiên Chúa”.”[2] Chúng ta biết đến các Tổng lãnh Thiên thần nhờ những lần các ngài được nhắc đến trong Kinh Thánh.
Đức thánh Micaen được nhắc đến trong sách Đanien (10,13.21; 12,1), sách Khải Huyền (12,7-9) và thư thánh Giuđa tông đồ (1,9). Trong sách Khải Huyền, nơi chương 12,7-9, mô tả cuộc chiến do Tổng lãnh Thiên thần Micaen và các Tổng lãnh Thiên thần chiến đấu với Satan. Tổng lãnh Thiên thần Micaen đã trở nên nhà vô địch về lòng trung thành đối với Thiên Chúa và là đấng bảo vệ Dân Thiên Chúa.
Đức thánh Gaprien cũng được sách Đanien (8,16; 9,21) đề cập tới. Ngài rất quen thuộc đối với chúng ta bởi ngài là nhân vật quan trọng trong Tin mừng theo thánh Luca khi báo tin cho Đức Maria rằng Mẹ sẽ trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế (Lc 1,19.26). Ngài cũng báo tin cho Dacaria rằng ông và vợ ông là bà Êlisabet sẽ có một con trai và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Gioan (Lc 1,11–20). Ngài là sứ giả truyền trao sứ điệp quan trọng của Thiên Chúa cho con người.
Đức thánh Raphaen được nhắc đến trong câu chuyện nơi sách Tôbia (3,17). Ngài đã chữa lành đôi mắt mù lòa của Tôbít và đã đồng hành cùng Tôbia, con trai Tôbít, trong cuộc hành trình của cậu. Cuối cuộc hành trình, Raphaen cho biết ngài là một trong bảy vị thiên thần luôn đứng chầu trước ngai Thiên Chúa (12,15), dâng lên Chúa lời cầu nguyện cùng lễ dâng là những việc lành của họ.
Cho tới ngày Chúa quang lâm, tất cả đời sống Hội thánh hưởng nhờ sự trợ giúp âm thầm và hữu hiệu của các Thiên thần. Được nhận lãnh ân phúc tuyệt vời ấy, chúng ta đồng thời cũng được sống trong an bình ngập tràn, vì “Chúa Kitô không chết thay cho các Thiên thần. Nhưng tất cả những gì biến thành ơn cứu độ cho loài người, nhờ cái chết của Chúa Kitô, thì cũng sinh ơn ích cho các Thiên thần. Bởi vì qua công việc cứu độ loài người, mọi tai hại bắt nguồn từ sự sa đọa của các Thiên thần đã được xóa bỏ.”[3]
Các tổng lãnh Thiên thần được miêu tả trong kinh thánh với vai trò mà Chúa muốn các ngài đảm nhận nhắc nhở người trẻ chúng ta về vai trò Chúa muốn chúng ta hiện diện trên trần gian. Đồng thời mở ra cho chúng ta một chân trời mới trong tin yêu hy vọng. Trong vai trò trung thành với Thiên Chúa và là đấng bảo vệ Dân riêng Chúa của Đức thánh Micaen, chúng ta xin ngài giúp chúng ta luôn trung thành với Chúa và tin tưởng Chúa luôn bảo vệ chúng ta. Trong vai trò loan truyền sứ điệp của Chúa của Đức thánh Gaprien, chúng ta xin ngài giúp chúng ta loan truyền Tin Mừng cứu độ của Chúa đến cho mọi người. Đặc biệt với danh hiệu linh dược của Thiên Chúa của Đức thánh Raphaen, chúng ta xin ngài chỉ ra phương dược cứu chữa hồn xác chúng ta trong cơn đại dịch này.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho thiên thần và người thế cộng tác vào chương trình cứu độ, xin cho các thiên thần đang phục vụ Chúa trên trời cũng luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất, để chúng con luôn trung thành với Chúa, hăng say loan báo Tin Mừng và được Chúa yêu thương chữa lành mọi thương tích hồn xác chúng con. Amen