[1]Giêrônimô là một Kitô hữu Rôma sống vào cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ V. Cuộc đời của thánh Giêrônimô nối liền với lòng đạo đức, thánh thiện và sự từ bỏ không ham gì lợi danh trần thế. Lịch sử ghi rằng, thánh Giêrônimô sinh ra trong một gia đình ngoại giáo, tại Stridon, miền Dalmatie, nước Nam Tư. Sống trong gia đình khá giả, ngài được gửi đi du học ở Rôma, tại đây Ngài được lãnh nhận Bí tích Rửa tội trở thành con Chúa và con của Giáo hội. Từ đó, ngài cảm nghiệm sâu xa lời Chúa: “Hãy từ bỏ, hãy về bán hết của cải, phân chia cho kẻ nghèo khó, rồi đi theo Ta.” Thánh nhân đã đi khắp Palestina và sau cùng ẩn tu trong sa mạc Syria để đắm mình trong cầu nguyện. Suốt bốn năm, thánh Giêrônimô sống trong chiêm niệm, đền tội, suy nghĩ về thân phận con người, về phúc lộc trời cao, học tiếng Hipri và miệt mài nghiên cứu Thánh Kinh.
Rời sa mạc Syria, ngài được Giáo hội cất nhắc và được lãnh nhận sứ vụ linh mục. Vào năm 382, Ðức Giám mục Phaolô mời ngài cùng đi Rôma để tham dự Công đồng. Vì tài đức, sự thánh thiện và trí thông minh của ngài, ngài được nhiều người ái mộ. Ðức Giáo hoàng Ðamasô đã đặt Ngài làm bí thư riêng và trao cho ngài trách nhiệm nghiên cứu phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Latinh. Bởi vì, ngài thông thạo nhiều ngôn ngữ như: Latinh, Hy Lạp, Hipri và Canđê, nên ngài đã sửa các bản dịch Thánh Kinh theo nguyên bản Hy Lạp thành bản Vulgata tiếng Latinh, bản này vẫn còn được Giáo hội dùng cho mãi tới ngày nay.
Thánh Giêrônimô có tấm lòng quả cảm, thái độ cương quyết, ngài rất vững giáo lý đức tin. Ngài từng phản bác Henpiđiô người phủ nhận sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Ngài bênh vực việc tôn kính các vị tử đạo và một số tập quán trong đời tu dòng. Ngài can đảm tranh luận lâu dài với Origien (393-402). Ngài lên án những thái độ quá khích và sai lạc của một số tu sĩ. Ngài đề cao đức khiết tịnh và lấy Thánh Kinh làm cơ sở, nền tảng, căn bản cho đời sống tu đức.
Năm 385 sau khi Ðức Giáo hoàng Ðamasô tạ thế, ngài trở về Palestin sống những ngày cuối đời tại Bêlem. Năm 420, ngài đã tạ thế tại đây. Xác của Ngài được đưa về Rôma và chôn cất trong đại thánh đường Ðức Bà Cả. Thánh nhân đã được Ðức Giáo Hoàng Bônifaciô VII suy tôn lên bậc Tiến sĩ Hội thánh.
Có một điều mà thiết nghĩ mỗi người chúng ta cần ghi tâm đó là, các tư tưởng của thánh Giêrônimô để lại luôn xuất phát từ nguồn Phúc Âm. Để có được điều này thánh Giêrônimô đã chia sẻ rất chân thành và tràn đầy nhiệt huyết rằng:[2] “Vâng lệnh Đức Kitô truyền, hãy nghiên cứu Kinh Thánh và cứ tìm thì sẽ thấy, giờ đây tôi trả món nợ tôi mắc, kẻo phải cùng với người Do Thái nghe lời sau đây: Các ông lầm vì không biết Kinh Thánh cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả vậy, nếu Đức Kitô là quyền năng và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa như thánh Phaolô tông đồ nói, thì ai không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.”
Tưởng cũng nên nhắc lại điều Đức Thánh cha Phanxicô cũng đã nói với các bạn trẻ về vấn đề “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô” rằng:[3] …Thật quan trọng việc các con chiêm ngắm chàng trai Giêsu như được giới thiệu trong các Sách Tin Mừng, Người thực sự là một giữa các con, và Người chia sẻ nhiều nét trong tâm hồn trẻ trung của các con. Qua những trang Tin Mừng các con sẽ thấy: cách Đức Giêsu tương quan với Chúa Cha; cách Người giữ tình thân hữu với các môn đệ; cách Người tỏ lòng thương cảm sâu xa đối với những người yếu đuối nhất, đặc biệt những người nghèo, người đau ốm, người tội lỗi và những kẻ bị loại trừ; cách Người can đảm đương đầu với các quyền bính chính trị và tôn giáo thời ấy; cách Người xử sự khi bị hiểu lầm và bị tẩy chay; cách Người kinh nghiệm nỗi sợ trước đau khổ và Người biết sự chênh vênh trong cuộc khổ nạn;… cách Người hướng nhìn tương lai, phó thác chính mình trong vòng tay che chở của Cha và trong sức mạnh của Thánh Thần. Nơi Đức Giêsu, mọi người trẻ có thể nhìn thấy chính mình.
Ước gì mỗi người trong chúng ta, cách riêng là các bạn trẻ biết yêu mến nghe và đọc Lời Chúa để yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh linh mục Giêrônimô trí thông hiểu và lòng mến yêu Kinh Thánh, xin cho chúng con hằng thiết tha tìm đến lời Chúa là nguồn mạch ban sức sống dồi dào. Amen
Rời sa mạc Syria, ngài được Giáo hội cất nhắc và được lãnh nhận sứ vụ linh mục. Vào năm 382, Ðức Giám mục Phaolô mời ngài cùng đi Rôma để tham dự Công đồng. Vì tài đức, sự thánh thiện và trí thông minh của ngài, ngài được nhiều người ái mộ. Ðức Giáo hoàng Ðamasô đã đặt Ngài làm bí thư riêng và trao cho ngài trách nhiệm nghiên cứu phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Latinh. Bởi vì, ngài thông thạo nhiều ngôn ngữ như: Latinh, Hy Lạp, Hipri và Canđê, nên ngài đã sửa các bản dịch Thánh Kinh theo nguyên bản Hy Lạp thành bản Vulgata tiếng Latinh, bản này vẫn còn được Giáo hội dùng cho mãi tới ngày nay.
Thánh Giêrônimô có tấm lòng quả cảm, thái độ cương quyết, ngài rất vững giáo lý đức tin. Ngài từng phản bác Henpiđiô người phủ nhận sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Ngài bênh vực việc tôn kính các vị tử đạo và một số tập quán trong đời tu dòng. Ngài can đảm tranh luận lâu dài với Origien (393-402). Ngài lên án những thái độ quá khích và sai lạc của một số tu sĩ. Ngài đề cao đức khiết tịnh và lấy Thánh Kinh làm cơ sở, nền tảng, căn bản cho đời sống tu đức.
Năm 385 sau khi Ðức Giáo hoàng Ðamasô tạ thế, ngài trở về Palestin sống những ngày cuối đời tại Bêlem. Năm 420, ngài đã tạ thế tại đây. Xác của Ngài được đưa về Rôma và chôn cất trong đại thánh đường Ðức Bà Cả. Thánh nhân đã được Ðức Giáo Hoàng Bônifaciô VII suy tôn lên bậc Tiến sĩ Hội thánh.
Có một điều mà thiết nghĩ mỗi người chúng ta cần ghi tâm đó là, các tư tưởng của thánh Giêrônimô để lại luôn xuất phát từ nguồn Phúc Âm. Để có được điều này thánh Giêrônimô đã chia sẻ rất chân thành và tràn đầy nhiệt huyết rằng:[2] “Vâng lệnh Đức Kitô truyền, hãy nghiên cứu Kinh Thánh và cứ tìm thì sẽ thấy, giờ đây tôi trả món nợ tôi mắc, kẻo phải cùng với người Do Thái nghe lời sau đây: Các ông lầm vì không biết Kinh Thánh cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả vậy, nếu Đức Kitô là quyền năng và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa như thánh Phaolô tông đồ nói, thì ai không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.”
Tưởng cũng nên nhắc lại điều Đức Thánh cha Phanxicô cũng đã nói với các bạn trẻ về vấn đề “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô” rằng:[3] …Thật quan trọng việc các con chiêm ngắm chàng trai Giêsu như được giới thiệu trong các Sách Tin Mừng, Người thực sự là một giữa các con, và Người chia sẻ nhiều nét trong tâm hồn trẻ trung của các con. Qua những trang Tin Mừng các con sẽ thấy: cách Đức Giêsu tương quan với Chúa Cha; cách Người giữ tình thân hữu với các môn đệ; cách Người tỏ lòng thương cảm sâu xa đối với những người yếu đuối nhất, đặc biệt những người nghèo, người đau ốm, người tội lỗi và những kẻ bị loại trừ; cách Người can đảm đương đầu với các quyền bính chính trị và tôn giáo thời ấy; cách Người xử sự khi bị hiểu lầm và bị tẩy chay; cách Người kinh nghiệm nỗi sợ trước đau khổ và Người biết sự chênh vênh trong cuộc khổ nạn;… cách Người hướng nhìn tương lai, phó thác chính mình trong vòng tay che chở của Cha và trong sức mạnh của Thánh Thần. Nơi Đức Giêsu, mọi người trẻ có thể nhìn thấy chính mình.
Ước gì mỗi người trong chúng ta, cách riêng là các bạn trẻ biết yêu mến nghe và đọc Lời Chúa để yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh linh mục Giêrônimô trí thông hiểu và lòng mến yêu Kinh Thánh, xin cho chúng con hằng thiết tha tìm đến lời Chúa là nguồn mạch ban sức sống dồi dào. Amen
[1] x. Susan Helen Wallace, Fsp. Các Thánh Dành Cho Bạn Trẻ http://tinmung.net/CAC-THANH/CacThanhINDEX.htm
x. Enzo Lod. https://www.tonggiaophanhanoi.org/ngay-30-9-thanh-gie-ro-ni-mo-linh-muc-tien-si-hoi-thanh/
x. http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang9/Jerome.htm
x. Enzo Lod. https://www.tonggiaophanhanoi.org/ngay-30-9-thanh-gie-ro-ni-mo-linh-muc-tien-si-hoi-thanh/
x. http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang9/Jerome.htm
[2] x. Bài đọc Kinh sách - Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô. Trích lời tựa sách chú giải ngôn sứ Isaia của thánh Giêrônimô, linh mục.
[3] x. ĐTC Phanxicô “Tông huấn Đức Kitô đang sống” số 27, 31.