14/07/2017 -

Cầu nguyện

692
Tìm THẦY hay tìm cơm bánh

Tìm Thầy hay tìm cơm bánh

Mời bấm vào đây để nghe

Một người đàn ông tìm đến nơi thâm sơn cùng cốc gặp một vị thiền sư ở ẩn, hy vọng sẽ tìm được lời giải cho những nghi hoặc trong lòng. 

- "Con người thường thất bại vì chính dục vọng của bản thân, vậy xin thiền sư cho biết, thế nào là dục vọng?", người đàn ông hỏi.

Thiền sư nhìn anh ta, nói: "Anh hãy quay về đã, trưa mai lại tới đây, nhưng nhớ là không được ăn uống bất cứ thứ gì". Dù không hiểu dụng ý của thiền sư, nhưng người đàn ông vẫn làm theo.

Ngày hôm sau, anh ta quay lại. "Anh hiện giờ chắc đang đói ngấu, khát cháy cổ đúng không?", thiền sư hỏi. "Vâng, giờ nếu được thì con có thể ăn cả nửa con bò, uống hết bảy vại nước".

Thiền sư bật cười, "vậy hãy theo ta".

Hai người đi một quãng đường xa, khá lâu sau mới đến một vườn cây trái sum suê. Thiền sư đưa cho người đàn ông một chiếc bao tải, nói: "Bây giờ anh hãy hái những quả táo tươi ngon nhất ở đây, chúng là của anh, nhưng nhớ là phải mang về tới thiền viện mới được phép ăn".

Thiền sư quay về trước. Mãi đến khi trời tối hẳn, mới thấy người đàn ông vác một bao tải nặng đầy táo mang về. Bước đi nặng nhọc, mồ hôi ướt đầm toàn thân, anh ta mệt mỏi đặt bao táo xuống trước mặt thiền sư. "Giờ anh có thể ăn rồi", thiền sư nói.

Người đàn ông dường như không đợi được thêm, lập tức vồ lấy hai quả táo, cắn từng miếng to nhồm nhoàm nhai. Trong phút chốc, hai quả táo đã bị anh ta ăn sạch sẽ.

Ăn xong, người đàn ông đứng vuốt bụng nhìn thiền sư nghi hoặc. "Giờ anh còn đói, khát không", thiền sư hỏi. "Không, giờ có cho ăn tiếp con cũng không ăn được nữa".

"Vậy thì anh bỏ công vất vả, vác cả bao tải táo mà mình không thể nào ăn hết về đây để làm gì?"

Thiền sư chỉ vào chiếc bao tải đầy táo, hỏi. Người đàn ông ngay lập tức ngộ ra.

Con người là vậy, thực ra nhu cầu chỉ có "hai trái táo", nhưng rồi vẫn cố giành lấy những thứ vốn không cần thiết, chỉ là dục vọng.

Lòng Tham

Lòng tham là nguyên do gây ra nhiều cạnh tranh căng thẳng trong cuộc sống. Chúng ta đang nghe nhiều về tranh chấp biển đông. Trung Cộng đã vẽ ra đường lưỡi bò để tuyên bố chủ quyền toàn diện biển đông bao gồm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuần vừa qua Việt Nam lại hợp tác với Ấn Độ ký giấy phép cho một hãng dầu Ấn Độ tiếp tục thăm dò khai thác giếng dầu 128 ngoài biển nơi Trung Cộng đã vẽ ra đường lưỡi bò. Nhiều người cho rằng tranh chấp biển đông giữa Việt Nam và Trung Cộng rất có thể sẽ không tránh khỏi chiến tranh.

Ở trong nước thì lại sôi bỏng với sự kiện Đất Đồng Tâm. Tâm điểm của vụ đối đầu giữa dân và chính quyền liên quan tới 59 hecta đất tranh cãi kéo dài từ nhiều năm nay. Dân thì nhận là đất thuộc quyền sở hữu và canh tác của họ, do cha ông tổ tiên để lại. Nhà Nước thì tuyên bố đất đó thuộc quyền sở hữu của bộ quốc phòng do quân đội quản lý.

Sân gôn cạnh phi trường Tân Sơn Nhất cũng đang là sự tranh luận giữa nhà nước và quân đội. Ai có quyền quản lý?

Một điểm nóng khác xẩy ra với Đan Viện Thiên An Huế. Nhà nước điều động công an có sắc phục và không mặc sắc phục đến đe dọa đánh phá nhằm chiếm đất của Đan Viện để làm kinh tế. Những tranh chấp này đã gây rạn nứt tình đồng bào và gây nên nhiều nỗi buồn đau. Tất cả chỉ vì lòng tham của cải vật chất. Không bao giờ lấy làm đủ.

Chúng Tôi Muốn Thiên Chúa

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài diễn thuyết ở thành phố Warsaw Balan, đã được nhiều người yêu thích ủng hộ khi ông nói đến tinh thần bất khuất cao đẹp của người dân Balan. Qua bốn thập niên dưới sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản nhân dân Balan và nhiều nước Đông Âu đã gánh chịu một cuộc vận động chủ trương phế bỏ quyền tự do, phá bỏ đức tin, phá bỏ luật pháp, lịch sử và diện tính dân tộc của họ. Tuy nhiên qua tất cả nhưng cái đó, nhân dân Balan không hề bị mất tinh thần. Kẻ thù nô lực đè bẹp họ, nhưng Balan không bị đè bẹp. Khi ngày mồng 2 thángh 6 năm 1979, một triệu người dân Balan đã qui tụ trong quảng trường Chiến thắng để tham dự thánh lễ Của Vị Giáo Hoàng người Balan đầu tiên, mọi người cộng sản ở Warsaw phải biết rằng sự kềm kẹp của họ đang sắp bị sụp đổ. Sau bài giảng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hàng Triệu người Balan nam phụ lão ấu đều lên tiếng trong lời cầu nguyện. Họ không xin để được giầu sang. Họ cũng chẳng xin được ân huệ. Thay vào đó, một triệu người dân Balan đã cùng cất tiếng hát nguyện cầu với lời đơn giản: Chúng Tôi Muốn Thiên Chúa!

Tìm Chúa

Chúa Giêsu nhận ra lòng tham của con người nên Ngài đã nhắc bảo: "Thật tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy các dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn no nê.” (Gio 6:27).

Hai bữa tiệc được tổ chức ở Ga-li-lê trong cùng một năm: một ở trong cung điện của Herod nơi Gioan đã rao giảng; một ở ngoài trời do chính Chúa Giêsu thiết đãi. Ngài đã băng qua biển hồ Ga-li-lê, rất có thể để tránh sự giận dữ của Herod người đã giết Gioan, Và đám đông đi theo Ngài vì họ đã thấy những dấu lạ Ngài làm để chữa lành những người đau yếu bệnh tật (Gio 6:2).

Động lực đi theo Ngài hơi có vẻ lẫn lộn; nhưng có chiều hướng đám đông tin Ngài là Đức Kitô. Họ thấy như hơi thất vọng khi Ngài cùng các môn đệ rút lui vào vùng núi để nghỉ. Đoàn đội binh Tin Mừng đã tạm ngừng chân để những người lái nghỉ ngơi. Vì Lễ Vượt Qua gần đến và nhiều người đang trên đường đến Giê-ru-sa-lem, đám đông lên tới năm ngàn người (chưa kể đàn bà và trẻ em).

Họ đi đến một phố nhỏ cách hồ Ca-phar-na-um khoảng sáu dặm. Chúa rời khỏi thuyền khi vừa đến bờ, đám đông đã tụ họp ở đó chờ đón Ngài. Họ mang đến cho Ngài những người yếu đau bệnh tật, và ai cũng mệt và đói. Họ không để Ngài nghỉ ngơi, không phải vì họ tin Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng vì họ coi Ngài như một người có quyền phép với khả năng làm những việc khác thường, như một lang y có thể chữa lành những người yếu đau.

Ngài thấy thương họ, vì họ giống như đàn chiên không có người chăn (Mc 6:34).

Ngài tổ chức cho đám đông xếp hàng ngồi thành từng nhóm khoảng một trăm năm chục người, hàng sau ngồi cao hơn hàng trước một chút. Chúa Giêsu đứng ở giữa họ. Ngài hỏi thử Philip:

Chúng ta tìm đâu ra bánh cho những người này ăn? (Gio 6:5).

Philip đã đếm nhanh và phỏng đoán là phải mất ít nhất hai trăm đồng để mua bánh cho từng ấy người. Chúa Giêsu không hỏi, “Cần phải có bao nhiêu tiền?” nhưng “Tìm đâu ra bánh?” Có lẽ Philip nên trả lời, Thầy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại và chữa lành những người yếu đau có thể cung cấp bánh. Andrê đã chỉ vào một cậu bé có năm chiếc bánh lúa mì và hai con cá. Cũng thế, Andrê, đã tính nhẩm và nói:

Nhưng có nhiêu đó thì sao đủ cho từng ấy người? (Gio 6:9).

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng những cái tầm thường và không quan trọng để hoàn thành các mục đích của Ngài, giống như lá cờ nhỏ trên chiếc nôi rơm đứa bé nằm đã chiếm được con tim của con gái vua Pha-ra-on, hay chiếc gậy chăn chiên của Mai-sen đã làm những phép lạ ở Egypt, hoặc sợi giây phóng sỏi của David đã đánh bại quân Philintine. Lúc này liên quan đến bánh, nó cũng có sự liên quan tương đồng trong cách thức sau này được dùng ở Bữa Tiệc Ly.

 Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.(Mc 6:41).

Như hạt lúa miến từ từ tăng bội trên đất ruộng, thì bánh và cá, nhờ cách biến chế nhanh của  Thiên Chúa đã làm tăng bội lên cho đến khi mọi người được no đủ. Nếu Ngài cho tiền, có lẽ không ai được ăn no. Theo lẽ tự nhiên ta cần làm bao nhiêu có thể, và Thiên Chúa sẽ cấp dưỡng những gì còn lại.  Ngài đã truyền cho họ thu lại những mẩu bánh vụn còn dư; họ đã thu được mười hai thúng. Theo con người thì luôn luôn có sự thiếu hụt; trong cách tính toán của Thiên Chúa thì lại luôn luôn dư giả.

Ảnh hưởng của phép lạ trên dân chúng rất lạ lùng. Không ai chối là nơi Đức Kitô có quyền lực của Thiên Chúa; Ngài đã tỏ quyền lực đó ra nơi phép lạ làm cho bánh hóa nhiều. Họ nhớ lại câu truyện về Mai-sen, người đã ban cho cha ông họ ma-na trong sa mạc. Và Mai-sen đã chẳng  nói rằng ông là hình ảnh báo trước về Đức Kitô hay Đấng Thiên Sai đó sao?

Từ giữa anh em, Thiên Chúa là Chúa của anh em sẽ ban cho anh em một vị ngôn sứ giống như tôi, và anh em sẽ nghe theo người. (DNL 18:15).

Nếu Mai-sen đã xác nhận và đóng dấu ấn chính ông với bánh nơi sa mạc, thì không phải chính đây là Đấng mà Mai-sen đã nói đến hay sao, vì Ngài cũng cho họ bánh cách lạ lùng? Như vậy thì còn ai khác có thể là vua tốt hơn giúp họ lật đổ ách thống trị của người Roma và giải thoát họ? Đây chính là Người  Giải Cứu, vĩ đại hơn cả Gio-su-ê, và có cả năm ngàn người đàn ông sẵn sàng mang khí giới; đây là một vị Vua vĩ đại hơn cả David hay Salômôn, Đấng có thể nổi dạy chống lại các cường quyền và giải phóng dân tộc. Họ nhìn nhận Ngài như một Tiên Tri và một bậc Thầy; bây giờ họ sẽ tuyên dương Ngài là Vua. Nhưng Đấng đọc được tâm tư con người đã biết cái tham vọng trần tục của họ.

Đức Giêsu, biết họ có ý đến để bắt giữ Ngài lại và tuyên nhận ngài là vua, nên đã lẩn tránh đi khuất vào miền núi (Gio 6:15).

Họ không thể tôn Ngài là Vua; vì Ngài là Vua;  Ngài đã sinh ra để làm Vua. Những nhà khôn ngoan biết điều đó nên họ đã hỏi:

Hài Nhi Vua dân Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngài, và đến để triều bái Ngài? (Mt 2:2).

Vương miện của Ngài buộc phải đến qua Thánh Gía, chứ không phải do sức mạnh của quần chúng. Đây là lần thứ hai Ngài từ chối vương miện; lần thứ nhất khi Satan phong cho Ngài làm vua thế gian, nếu Ngài đồng ý qùi gối xuống thờ lậy hắn. “Nước  của Ta không thuộc về thế gian này,” Ngài xác nhận  với Phi-la-tô sau này. Nhưng dân chúng muốn bắt Ngài ngồi lên ngai; Ngài nói Ngài không thể bị cưỡng ép; Ngài sẽ được treo lên và ngai tòa của Ngài là Cây Thánh Gía, và sự cai trị của Ngài là ở các tâm hồn.

Rất có thể sự từ chối làm vua theo lối chính trị trần thế đã là lý do gieo vào đầu của Giu-đa cái ngờ vực; vì chính trong sự liên hệ với phép lạ này, và với bài giảng của Chúa tiếp theo, mà Giu-đa đã được miêu tả là kẻ phản bội. Vì Chúa không nhận một vương quốc tạm thời mau qua như Satan hứa cho Ngài, Ngài đã  chuẩn bị cho chính mình để nghe lời la thét sau này, “Chúng tôi không có Vua nào khác ngoài Caesar.”

Chúa biết dân chúng nghĩ gì, nên Ngài lẩn tránh vào miền núi thanh vắng một mình. Không bàn tay ô uế nào được đặt triều thiên trên đầu ngài, ngoại trừ mão gai. Nhưng để dạy các môn đệ rằng cả họ cũng không được chạy theo cái ngưỡng mộ rẻ tiền của quần chúng, Ngài truyền cho họ xuống thuyền và đi qua bờ bên kia, một khoảng cách xa chừng năm đến sáu dặm. Nhưng Ngài đã không cùng đi với họ.

Khoảng giờ thứ ba đến giờ thứ sáu trước khi trời sáng, lúc họ đang chèo thuyền, ướt đẵm và mệt mỏi trong thuyền, một cơn giông bão đổ đến. Đây là lần giông bão thứ hai họ đối đầu trên biển hồ sau khi được mời gọi làm môn đệ; lần thứ nhất khi Chúa đến thăm trước đó. Cả hai lần giông bão đều xẩy ra trong lúc đêm tối và mưa bão lớn. Giông bão phải thật lớn mới có thể làm cho những người này sợ hãi vì họ là những người hành nghề đầy kinh nghiệm nơi biển cả. Có lẽ không phải chỉ là gió báo đã làm cho họ lo sợ, mà còn là việc Thầy của họ lại từ chối không nhận làm Vua. Có thể họ cũng nghi ngờ quyền lực của Đấng đã làm cho bánh hóa nhiều, và sai họ đi qua bờ bên kia trong đêm giông bão. Nếu Ngài có thể làm cho bánh hóa nhiều, thì tại sao Ngài không thể ngăn chặn bão gío?

Vì việc Chúa rời bỏ họ và lại nhanh chóng đến với họ giữa biển nước lúc đêm khuya, đối với họ, đó là điều không thể xẩy ra giống như việc Ngài đã chết rồi sống lại. Nhưng bất thình lình, khi đang vất vả chống trả với sóng gió, họ trông thấy Ngài đi trên nước đến với họ. Họ đã sợ hãi hốt hoảng. Ngài nói với họ:

Thầy đây; đừng sợ. Rồi họ đón Ngài vào thuyền, và bỗng nhiên thuyền đến bờ nơi họ muốn đến (Gio 6:20).

Nhóm thủy thủ đã không cô độc như họ đã nghĩ. Nhịp điệu vui mừng và sầu muộn tỏ ra trong cuộc đời của Ngài lại thấy ở đây; vì giữa lúc đêm khuya, giông bão, và nguy hiểm thì Chúa Kitô đến, bước đi trên những ngọn sóng biển bạc đầu đang trổi lên. Lúc này Ngài tỏ cho họ thấy quyền lực của Ngài:

Các ông quì sụp xuống la lên, Qủa thật Thầy là Con Thiên Chúa (Mt 14:33).

Họ không những chỉ biết Ngài là Đấng Thiên Sai được mong đợi, nhưng cũng nhận biết Ngài là Con Thiên Chúa nữa. Một vài người trong nhóm của họ đã là đồ đệ của Gioan Tẩy Giả, và đã nghe tiếng Chúa Cha nói, lúc Ngài chịu phép rửa, đây là Con Thiên Chúa. Rất có thể một số người trong nhóm của họ cũng có mặt lúc tên qủi tuyên bố Ngài là Con Thiên Chúa. Na-tha-na-en cũng đã cho Ngài danh hiệu này.

Cũng trong dịp này Phê-rô, khi ông thấy Chúa và trước khi Ngài bước vào thuyền, đã xin Ngài cho ông đi trên nước đến với Ngài. Chúa đã truyền cho Phê-rô đi đến; nhưng chỉ trong chốc lát Phê-rô đã bị lún chân chìm dần xuống. Tai sao thế? Bởi vì ông sợ khi giông bão mạnh; vì ông quan tâm lo đến những khó khăn tự nhiên; vì ông không tin vào quyền năng của Thầy và không để mắt nhắm thẳng nơi Ngài.

Nhưng khi ông thấy sóng bão trổi lên qúa mạnh ông qúa sợ hãi; và bắt đầu chìm xuống . . . (Mt 14:30).

Ông đã kêu hoảng lên xin Chúa cứu giúp:

Lậy Thầy xin cứu con. Chúa Giêsu liền đưa tay ra nâng kéo ông và nói, “Sao lại nghi nan? Ngươi qúa kém lòng tin! (Mt 14:31).

Giải thoát trước; khiển trách sau; và có lẽ kèm theo nụ cười trên gương mặt và tình yêu thương từ giọng nói. Nhưng đây không phải là lần duy nhất Phê-rô đã nghi ngờ về Thầy, Người mà ông rất yêu quí. Người mà ông đã xin được đi trên nước để đến ngay với Chúa và sau này lại thề thốt là ông sẵn sàng đi tù và chịu chết vì Ngài. Mạnh dạn trong thuyền nhưng lại nhút nhát trên nước, sau này ông lại qủa quyết ở Bữa Tiệc Ly, nhưng hèn nhát trong đêm đang lúc luận xử. Cảnh xẩy ra ngoài biển hồ là một tập dượt cho lần sa ngã khác của Phê-rô.

Dân chúng vẫn còn muốn tôn Ngài lên làm Vua khi họ thấy Ngài ở Capharnaum ngày hôm sau. Qua lời thăm dò của họ là làm thế nào mà Ngài đã đến được nơi đó, câu trả lời của Ngài đã khiển trách những ai có ý nghĩ tôn giáo trước tiên chỉ thuộc lãnh vực bếp núc và ăn uống.

Thật vậy Ta biết là các người tìm ta không phải vì đã xem thấy những dấu lạ, nhưng vì đã dược ăn bánh no nê (Gio 6:26).

Họ đã không coi phép lạ như một dấu chỉ vào Thiên Tính của Ngài; họ tìm kiếm Ngài chứ không phải là nhìn vào Ngài. Ông Job đã thấy Chúa trong sự mất mát cũng như lúc được sung túc. Dân chúng lại chỉ thấy Ngài như phương tiện để thỏa mãn nhu cầu cơm bánh, chứ không phải là sự đói khát của tâm hồn. Sự hào hứng bề ngoài không phải là tôn giáo; nếu là tôn giáo, một lời chúc tụng “Alêluia” ngày Chúa Nhật cũng có thể trở nên một cuộc đóng đinh ở Ngày Thứ Sáu.

Chúa nói với họ:

"Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”(Gio 6:27).

Lm John Kha Tran

114.864864865135.135135135250