Ngày thứ nhất
CÙNG MẸ HIẾN DÂNG
“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ.”
(Lc 1,28-29)
CÙNG MẸ HIẾN DÂNG
“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ.”
(Lc 1,28-29)
Việc Mẹ Maria hiến dâng thân mình cho Thiên Chúa ngay từ tuổi ấu thơ là một câu chuyện đẹp và đầy thi vị. Có lẽ, vì Mẹ Maria được sinh ra và được giáo dục trong lòng đạo đức của một dân được tuyển chọn, của một gia đình lành thánh; nên ngay từ khi mới lên ba, Mẹ Maria đã hiến dâng thân mình cho Chúa trong đền thờ. Về mặt tự nhiên, chắc chắn đây chỉ là việc chu toàn phận vụ đạo đức theo thói quen tôn giáo. Về mặt siêu nhiên, đền thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện thường xuyên, nhà của Người chính là đền thờ. Vì thế, biến cố Mẹ lên đền thờ đã sớm mang lấy ý nghĩa tích cực và đích thực. Mẹ dâng mình vào nhà của Chúa là để được thường xuyên gặp gỡ Chúa và hạnh phúc sống dưới mái nhà và dưới ánh nhìn trìu mến của Chúa. Mẹ đã hiến dâng thân mình cho Chúa trong đền thờ, để rồi chính Mẹ sau này lại trở thành Đền Thờ cho Con Thiên Chúa cư ngụ, một đền thờ không do tay người phàm làm ra, mà do quyết định “xin vâng theo thánh ý Chúa” của Mẹ.
Hiến dâng cuộc đời mình là tìm biết và làm theo thánh ý. Người ta không biết chính xác những việc cụ thể Mẹ đã làm trong suốt tuổi thơ lưu lại đền thánh, nhưng câu trả lời “xin vâng mau mắn của Mẹ” cho thấy một thói quen, một sự nhanh nhạy trước thánh ý Chúa, mà chỉ có người dâng hiến trọn vẹn mới có. Việc Mẹ hiến dâng thân mình để thuộc trọn về Chúa, làm cho Mẹ trở nên một gương mẫu sống tùy thuộc vào Thiên Chúa hoàn toàn trong tất cả dự phóng của cuộc đời. Việc hiến dâng mình của Mẹ không đơn thuần là việc đạo đức, mà còn là công trình quan phòng nhằm chuẩn bị xa cho dự phóng đời đời của Thiên Chúa. Chắc hẳn việc hiến dâng thân mình của Mẹ là nền tảng giúp Mẹ có được động thái tương hợp trong nhịp sống thánh hiến. Dâng một lễ dâng là chính bản thân mình, nghĩa là đã dâng trọn vẹn, và nếu đã dâng trọn vẹn thì sẽ lệ thuộc trọn vẹn vào kế hoạch và chương trình của Chúa. Đó là ý nghĩa “cùng với Mẹ hiến dâng.”
Việc Mẹ Maria hiến dâng thân mình trọn vẹn là điểm nhắm việc Mẹ ở với Chúa trọn vẹn và ở trong Chúa trọn vẹn. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: Trái tim Mẹ Maria đã luôn luôn theo sát sự nghiệp Con mình, và cũng đập cùng một nhịp thương mến đối với tất cả những ai mà Đức Kitô đã và đang ấp ủ trong tình thương mến vô biên của Ngài. Như vậy, việc kết hiệp cùng Mẹ, cùng Mẹ hiến dâng là chúng ta cùng hiến dâng cho Chúa như Mẹ.
Đức Trinh nữ Maria hoàn toàn quy hướng về Chúa Giêsu, nền tảng đức tin của Hội thánh. Thánh An Phong đã nói: Tất cả những tình yêu của các bà mẹ trên thế gian cộng lại, cũng không bằng tình yêu của một mình Mẹ Maria đối với Chúa Giêsu Con của Mẹ. Có lẽ nào theo Mẹ, chúng ta lại xa rời Chúa Giêsu con yêu của Mẹ. Vì thế, ta hãy học theo Mẹ dâng hiến thân mình, đem tình yêu bao la của Mẹ dành cho Chúa, biến cải trái tim của mình để biết dành trọn tình yêu cho Chúa Giêsu, lúc ấy tình yêu hiến dâng của chúng ta sẽ trở nên tuyệt hảo.
Là Mẹ Chúa Giêsu, Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta. Một người mẹ tốt lành thì luôn luôn bảo vệ con mình. Hãy thành tâm khẩn cầu Mẹ thương cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.
Ước gì chúng ta cũng biết tin tưởng nơi Mẹ, cùng Mẹ hiến dâng trọn vẹn, để thuộc về Chúa trọn vẹn trong từng ngày sống đời thánh hiến của chúng ta.
Con cùng với Mẹ hiến dâng
Tâm hồn thân xác trọn phần Chúa ơi.
Dù con hèn bé tội đời
Mỏng giòn yếu đuối chơi vơi đọa đày,
Dù con nghèo khó trắng tay,
Đức tin hèn kém ăn mày tình thương.
Nhưng tin Chúa đổ ân sương
Con vui dâng hiến coi thường gian lao.
Nhìn lên Mẹ - dõi ánh sao
Luôn luôn vững bước dạt dào cậy trông.
Tâm hồn thân xác trọn phần Chúa ơi.
Dù con hèn bé tội đời
Mỏng giòn yếu đuối chơi vơi đọa đày,
Dù con nghèo khó trắng tay,
Đức tin hèn kém ăn mày tình thương.
Nhưng tin Chúa đổ ân sương
Con vui dâng hiến coi thường gian lao.
Nhìn lên Mẹ - dõi ánh sao
Luôn luôn vững bước dạt dào cậy trông.
* Thinh lặng một phút để xin Mẹ một ơn cần thiết cho đời dâng hiến của chúng ta ngay trong thời điểm này đây.
* Hát một bài hợp với ý nghĩa của bài suy niệm.