11/07/2022 -

Tâm lý

281
Đánh giá cao người khác


 1. Đánh giá cao tài năng và phẩm chất của người khác. Thách thức bản thân nhìn vào người khác và đánh giá cao những việc họ có thể làm, và nói chung là đánh giá cao con người họ. Hiểu rằng mỗi người mỗi khác và tận dụng cơ hội được tiếp xúc với những người khác biệt. Bạn vẫn có thị hiếu cá nhân riêng, những thứ thích và không thích, nhưng hãy huấn luyện bản thân tách biệt giữa quan điểm và nỗi sợ, và bạn sẽ đánh giá cao người khác hơn - đồng thời trở nên khiêm tốn hơn.

 

Có thể đánh giá cao tài năng và phẩm chất của người khác cũng giúp bạn nhận ra những phẩm chất bạn muốn cải thiện hoặc đạt được.


Tiêu đề ảnh Be Humble Step 10

2. Ngừng so sánh mình với người khác. Mặc dù sự cạnh tranh là lành mạnh và có thể kích thích phấn đấu, nhưng khó có thể khiêm tốn khi chúng ta thường xuyên cố gắng là người "giỏi nhất" hoặc giỏi hơn người khác. Thay vào đó bạn nên nhìn lại bản thân mình nhiều hơn. Nên nhớ mục đích cuối cùng không phải là để giỏi hơn bất kì ai, mà để giỏi hơn con người trước đây của bạn. Khi tập trung năng lượng vào việc cải thiện bản thân thay vì so sánh mình với người khác, bạn sẽ thấy việc cải thiện bản thân dễ dàng hơn nhiều vì không phải lo lắng liệu bạn có giỏi hơn hay tệ hơn bất kì ai.

 

  • Mỗi người là cá biệt. Đánh giá cao người khác vì chính bản thân họ, không phải vì kỹ năng và vẻ bề ngoài tốt hơn bạn.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 11
3. Không sợ chiều theo phán xét của người khác. Mặc dù bạn mới là người cuối cùng xác định mình đúng hay sai, nhưng việc thừa nhận bạn phạm sai lầm và bạn không phải lúc nào cũng đúng là hoàn toàn khác. Tuy nhiên, phần nào khó hơn là khả năng thừa nhận rằng trong nhiều trường hợp những người khác - thậm chí những người bất đồng với bạn - mới là người đúng. Chiều theo ý muốn của vợ/chồng, theo một điều luật bạn không bằng lòng hoặc đôi khi là ý kiến của con cái mình sẽ nâng khả năng thừa nhận hạn chế của bản thân lên một tầm cao mới.

 

  • Thay vì đơn giản nói rằng bạn là người khiêm tốn và đã là người thì sẽ mắc sai lầm, bạn cũng nên tập trung sống theo lối suy nghĩ đó - khiêm tốn chính là một cách sống, không chỉ là hành động nhất thời.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 12
4. Tìm sự hướng dẫn trong sách vở. Đây là một cách khác để đánh giá cao người khác. Ngẫm nghĩ về các bài viết về đạo đức và những câu thành ngữ về khiêm tốn. Dựa theo đó cầu nguyện, thiền hay làm bất kì việc gì để lôi kéo sự chú ý khỏi bản thân và nhận thức về giá trị của mình (đặc biệt so với người khác). Bạn có thể đọc để lấy cảm hứng từ tiểu sử, hồi ký, kinh thánh, tác phẩm phi tiểu thuyết và tiểu thuyết về cách cải thiện cuộc sống, hoặc bất kể thứ gì làm bạn khiếm tốn hơn và đánh giá cao sự hiểu biết của người khác.

 

  • Nếu bạn không có đời sống tinh thần phong phú thì nên cân nhắc một phương pháp khoa học. Khoa học đòi hỏi phải nhún nhường. Khoa học yêu cầu bạn phải buông rời các ý niệm và nhận định hình thành trước đó và hiểu rằng bạn không biết nhiều như mình nghĩ.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 13
5. Chịu tiếp thu. Không có ai là hoàn hảo hay giỏi nhất, bất kể xét ở mặt nào. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn ở mặt nào đó, và đó là nơi bạn tìm được cơ hội học hỏi. Tìm những người mà bạn mong muốn được như họ ở một số lĩnh vực, và nhờ họ dẫn dắt. Dưới sự dẫn dắt của họ, bạn cần có sự tin tưởng và xác định giới hạn rõ ràng. Mỗi khi bạn vượt qua ranh giới 'không thể dạy được' thì hãy mang mình trở lại mặt đất. Chịu tiếp thu nghĩa là bạn thừa nhận mình luôn có việc cần học hỏi trong cuộc sống.

 

  • Bạn có thể trở nên khiêm tốn hơn bằng cách tham gia các khóa học mà bạn hoàn toàn không có kiến thức, chẳng hạn như học làm đồ gốm hay viết kịch bản, và để người khác hướng dẫn bạn. Đây là cách giúp bạn nhận ra mỗi người đều có thế mạnh riêng, và tất cả chúng ta đều cần giúp đỡ nhau để trở nên giỏi hơn.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 14
6. Giúp đỡ người khác. Điều quan trọng khi muốn trở nên khiêm tốn là phải tôn trọng người khác, mà để tôn trọng người khác thì phải giúp đỡ họ. Đối xử với mọi người như nhau và giúp đỡ họ vì đó là điều đúng đắn nên làm. Người ta nói rằng khi bạn giúp người không thể trả ơn thì bạn đã học được tính khiêm tốn. Giúp người gặp khó khăn cũng làm bạn quý trọng hơn những gì mình đang có.

 

  • Hiển nhiên là bạn không nên khoe khoang về công việc tình nguyện mình đã làm. Tự hào về việc mình làm là rất tốt, nhưng nhớ rằng: tình nguyện không phải vì bạn mà vì những người bạn đã giúp.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 15
7. Làm người cuối cùng. Nếu bạn luôn vội vàng hoàn thành công việc trước và chen lên vị trí đầu khi xếp hàng, hãy thách thức bản thân cho phép người khác đi trước bạn, ví dụ như người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em hoặc người đang có việc gấp.

 

  • Hãy hỏi chính mình "Bạn có thật sự cần làm việc này trước tiên?" Câu trả lời hầu như luôn luôn là không.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 16
8. Khen người khác. Hãy khen ngợi người bạn yêu hay ai đó mà bạn hầu như không biết về họ. Nói với cộng sự của bạn rằng hôm nay họ trông rất đẹp, khen kiểu tóc mới của đồng nghiệp, hoặc nói với cô thu ngân ở siêu thị rằng bạn thích đôi bông tai của cô ấy. Hoặc bạn có thể đi xa hơn là khen ngợi một nét cá tính của người khác. Mỗi ngày đưa ra tối thiểu một lời khen và bạn sẽ thấy người ta có thể đóng góp rất nhiều cho thế giới.

 

  • Tập trung vào những đặc điểm tích cực của người khác, thay vì luôn tìm ra khuyết điểm của họ.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 17
9. Xin lỗi. Nếu bạn phạm sai lầm thì nên thú nhận mình đã sai. Cho dù nói lời xin lỗi mang lại cảm giác đau đớn nhưng bạn phải vượt qua sự kiêu hãnh để nói với họ rằng bạn rất tiếc về những tổn hại đã gây ra. Cuối cùng nỗi đau sẽ dịu, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng vì bạn biết mình đã sửa sai. Người đó sẽ nhận thấy bạn xem trọng họ và hành động này cũng thể hiện rằng bạn dám thừa nhận sai lầm của mình.

 

  • Giao tiếp bằng mắt khi xin lỗi để chứng tỏ sự quan tâm thật lòng của bạn.
     

  • Không phạm sai sót thường xuyên. Xin lỗi về điều gì đó không có nghĩa bạn được phép tái phạm. Phạm sai lầm thường xuyên sẽ khiến người khác mất lòng tin vào bạn và những gì bạn nói.

Tiêu đề ảnh Be Humble Step 18
10. Nghe nhiều hơn nói. Đây là cách tuyệt vời để thể hiện sự tôn trọng người khác và tỏ ra khiêm tốn hơn. Lần tới khi bạn tham gia buổi nói chuyện, hãy để người khác nói, không ngắt lời, sau đó đặt câu hỏi để họ tiếp tục nói và chia sẻ. Mặc dù bạn nên đóng góp vào buổi nói chuyện nhưng hãy tạo thói quen để người khác trình bày ý kiến nhiều hơn mình, như vậy bạn sẽ không tỏ ra chỉ quan tâm đến những việc xảy ra trong cuộc sống của mình.

 

  • Đặt câu hỏi để cho thấy bạn hiểu người đó đang nói về điều gì. Không chỉ chờ họ ngừng nói để bạn có thể bắt đầu nói. Nên nhớ nếu bạn bận suy nghĩ về những gì định nói tiếp theo thì sẽ rất khó tập trung vào những gì người khác đang nói.
     

    Nguồn: https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-khi%C3%AAm-t%E1%BB%91n

114.864864865135.135135135250