19/09/2022 -

Tâm lý

265
Khám phá chính mình - DISCOVER ONESELF

Trong cuộc sống, có khi nào chúng ta ngồi trầm tư một mình và tự hỏi: Tại sao tôi lại hành xử như vậy? Sao chị ấy lại phản ứng như thế? Sao em ấy lại nói lời này, vv và vv. Câu trả lời là những biểu hiện của chúng ta ở hiện tại qua cách ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động chính là kết quả hay sản phẩm mà chúng ta lãnh nhận từ việc nuôi dạy của gia đình.

Carl Jung chỉ ra rằng ‘những gì gây khó chịu cho chúng ta về người khác có thể dẫn chúng ta đến sự hiểu biết về bản thân.’ Thánh Inhaxio Loyola cũng khắng định: “Người nào muốn thay đổi thế giới thì phải bắt đầu thay đổi chính mình, nếu không họ sẽ luống công vô ích.”

Căng thẳng luôn tồn tại trong xã hội mà chúng ta đang sống. Do đó, tiến sĩ Harriet Lerner đưa ra cho chúng ta những cách thức có thể được dự đoán giúp ta đối phó với sự tức giận và xung đột đời sống hàng ngày.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem mình hoặc đối phương là kiểu người “ôm-sô” (overfunctioner) hay người trốn tránh công việc (underfunctioner). Người thuộc tuýp ôm-sô thường quan tâm tới tất cả mọi người, tham gia vào mọi hoạt động và nhu cầu, rất nhanh đưa ra lời khuyên và sự giúp đỡ, luôn luôn tỏ ra mạnh mẽ và sẵn sàng. Nếu chúng ta thuộc kiểu người này thì cần để ý cân bằng, nếu không đến một lúc chúng ta sẽ kiệt sức và căng thẳng. Ngược lại là người luôn trốn tránh. Những người này luôn muốn người khác giúp đỡ về nhiều lĩnh vực vì cảm thấy mình không có khả năng, luôn tỏ ra yếu đuối, có vấn đề và thiếu trách nhiệm. Nếu ta thuộc tuýp này thì cần phải điều chỉnh để bản thân tự tin hơn và người xung quanh thấy ta sống có trách nhiệm hơn.

Thứ hai là tuýp người chủ động (pusuer) và người thụ động (distancer). Khi tức giận hoặc xung đột người chủ động tìm cách để tiếp cận, bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng, mong muốn người khác cũng nói thẳng thắn như mình, cảm thấy stress khi người khác chọn cách rút lui, cố tìm kiếm câu trả lời. Ngược lại, người thụ động lại giữ một khoảng cách nhất định, chọn một không gian riêng và cố gắng tập trung vào công việc để quên đi. Những người này thường gặp khó khăn trong việc chia sẻ những yếu đuối, mỏng dòn và nhu cầu cần thiết của mình cho người khác. Do đó, khi nhận ra bản thân hoặc đối phương thuộc loại nào, chúng ta sẽ biết cách để điều chỉnh thì mới mong hòa giải được những xung khắc trong cuộc sống.

Thứ ba là mẫu người gây hấn (blamer)- xoa dịu (placater). Khi có chuyện xảy ra, những người gây hấn thường dễ nổi nóng, gây gổ, cường độ cảm xúc cao, muốn thay đổi người khác nhưng bản thân thì không thay đổi và hay chỉ trích, đổ lỗi cho người khác. Trái lại, người xoa dịu thường chỉ nói những điều tốt, khi chuyện không hay xảy ra thì lặng lẽ chịu đựng, dễ tha thứ và  mau quên, thường không đáp trả mà cố gắng hợp lý hóa và biện minh để tìm sự bình an. Nếu chúng ta nhận ra mình thuộc kiểu blamer thì cố gắng kiểm soát cảm xúc và hành động kẻo những người sống chung quanh ta, nhất là những người yếm thế hơn ta sẽ thấy ngột ngạt, ấm ức. Nếu ta thuộc kiểu placater, thì cần chú ý tìm cách giải tỏa bởi sự dồn nén cảm xúc tiêu cực quá nhiều và quá lâu sẽ gây tổn hại cho sức khỏe và tinh thần.

Do đó, xác định được 3 mô hình trên giúp ta thăng tiến, nhận thức và chọn lựa để không rơi vào các khuôn mẫu đó (Billy Chapata).

Once we sit alone and reflect on what happened and wonder: Why did I behave like that? Why did she react like that? Or Why did she say that? etc. The answer is are we aware that the way we think, feel and act today is a product/result of our family and upbringing. We may grow to accept ourselves more - our own uniqueness, weaknesses and strength - and love ourselves more completely.

As Carl Jung said, “ everything that irritates us about others can lead us to an understanding of ourselves.” St. Ignatius also confirms “He who goes about to reform the world must begin with himself or he loses his labor.

Stress and tension always exist in our living society. To deal with them, Dr. Harriet Lerner gives us 3 predictable patterned ways of managing anger and conflict: First is overfunctioner- underfunctioner; The overfunctioner takes care of everyone, participates in every move and need, does not like to witness the struggle, very quick to advise and help, and seems always strong and ready. If we belong to this type, we should be aware because we will burn out and get stressed some days if we do not keep balance. The opposite type is underfunctioner who needs help in many areas, feels incompetence and invites others to take over, and seems like the ‘weak/sick/problematic, irresponsible’. If we are this type, we also try to fix our things so that we will feel more confident and helpful. 

The second is pursuer- distancer. When conflict happens, the pursuer seeks connection, talks things out expressively, expects others should do the same, feel stress when others withdraw, and looks for a response. On contrary, the distancer seeks distance, needs physical space, shifts attention to work, and has difficulties in showing his/her needy, vulnerable, and dependent sides. Being aware of this helps us reconcile with one another. 

The third is the blamer- placater. The blamer is often short-fused, fighting, has high emotional intensity, and wants to change others but not self ‘it’s all your fault’. Different from the blamer, the placater or pleaser usually says good things only, allows things to happen on self, forgives easily and forgets, and may seem to lack response, rationalize, and justifies. Reflecting on ourselves and if we realize that we tend to be blamer, we know how to deal with our strong feelings and actions so that those who are living with us will not feel oppressed. And if we are placater, we should be conscious to express our feelings because repressing our negative emotions is harmful to our health and psyche. 

As a result, identifying the pattern is awareness, and choosing not to repeat the cycle is growth (Billy Chapata).

Sr. Đào Phượng 
 
 
 
 
 


 
114.864864865135.135135135250