Với chủ đề do Tổng Hội XI đưa ra là “Đồng tâm nhất trí và chuyên cần cầu nguyện,” cùng với hướng đi cụ thể trong từng năm, cách riêng trong năm đầu tiên, Hội dòng cùng nhau “Ở lại với Chúa để canh tân bản thân.” Gia đình Tập viện có những chia sẻ được góp nhặt từ những ngày cùng nhau học hỏi và thực hành canh tân qua việc “Ở lại với Chúa trong Lời của Ngài để canh tân cái nhìn.”
Buổi chia sẻ gồm những phần sau:
A. BUỔI “TỌA ĐÀM”
Mục đích: lắng nghe thao thức của quý bề trên cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chủ đề “Ở lại với Chúa trong Lời của Ngài để canh tân cái nhìn”.
- Với những chia sẻ của dì Bề trên Tổng quyền: nhắc lại mong muốn của Tổng Hội XI về tầm quan trọng của đời sống cầu nguyện, và sự đồng tâm nhất trí trong toàn Hội dòng phải khởi đi từ đời sống cầu nguyện. Đồng thời, Bề trên nhấn mạnh đến giá trị của Lời Chúa trong cầu nguyện. Vì Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn tất cả mọi suy nghĩ hành động.
- Những chia sẻ của dì Bề trên Phụ tá: Ý nghĩa của Lời Chúa trong việc giúp canh tân cái nhìn. Để canh tân, trước hết cần nhận thức được những giới hạn của bản thân, việc nhận thức đó chỉ có thể thấy được rõ ràng khi soi mình vào Lời Chúa.
- Dì Bề trên Tu viện chia sẻ về những cảm nhận qua những buổi học hỏi và thuyết trình của cộng đoàn. Với ước mong từng thành viên trong cộng đoàn hợp nhất với không chỉ qua việc học hỏi nhưng còn biết nâng đỡ nhau cùng canh tân bản thân.
B. PHẦN THUYẾT TRÌNH
I. Ở lại với Chúa trong Lời của Ngài
1. Để gặp gỡ cái nhìn của Chúa
1.1. Cách thể tuyển chọn qua cái nhìn của Chúa
“Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm, người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, Thiên Chúa nhìn thấy tận đáy lòng” (2Sm 16, 7) Vì thế, trong Kinh Thánh cho thấy rất nhiều nhân vật được Thiên Chúa tuyển chọn rất kì lạ.
1.2. Cái nhìn thương xót
Ví dụ về cái nhìn trong trình thuật “Người phụ nữ ngoại tình” “Người ngẩng lên và nói: Tôi không lên án chị đâu. Chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 10)
1.3. Cái nhìn giúp hoán cải
Kinh nghiệm của thánh Phê-rô sau khi chối Chúa: “Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa nói: Hôm nay gà chưa kíp gáy, anh đã chối Thầy ba lần. Và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Lc 22, 61 -62)
1.4. Cái nhìn đưa đến hành động yêu thương
Chúa Giê-su luôn thực hành những điều Ngài giảng dạy, và ánh nhìn của Ngài cũng đưa đến 1 hành động cụ thể: “Ra khỏi thuyền Chúa Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương và ra tay chữa lành mọi bệnh nhân” (Mt 14, 14 )
1.5. Cái nhìn nhạy bén
Kinh thánh giới thiệu mẫu gương của Đức Maria về cái nhìn này: “Khi thấy hết rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3). Và còn rất nhiều những cái nhìn của Thiên Chúa mà chúng ta có thể gặp được khi ở lại trong Lời của Ngài.
2. Nhận ra cái nhìn giới hạn của con người
2.1. Cái nhìn kiêu căng
Dụ ngôn “Người Phariseu và người thu thuế” diễn tả hai cách nhìn (Lc 18, 9 -14) Người Phariseu ngước mắt nguyện thầm: “Lạy Chúa con tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác, trộm cắp. bất chính, hoặc như tên thu thuế kia”
Chúa mới gọi chúng ta hãy có cái nhìn khiêm nhường như người thu thuế: “Đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”
- 2.2. Cái nhìn của đam mê dục vọng
Như vua Đa vít đã nhìn người phụ nữ và đưa đến phạm tội ngoại tình, giết người. Con mắt thể lý nếu không biết điều khiển sẽ đưa đến việc chiều theo những cám dỗ. Chúa cảnh giác rằng: “Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã thì hãy móc mà ném đi, thà chột mắt mà được vào Nước Chúa còn hơn là đủ hai mắt mà phải sa hỏa ngục” – Mc 9, 47 –
2.3. Cái nhìn ganh tỵ
Sự ganh tỵ đưa đến nhiều chia rẽ, nhằm hạ bệ người khác. Như vua Saun đã nhìn Đavit với con mắt đầy ganh tỵ. Chúa dạy chúng ta qua thánh Phaolo: “Đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Pl 2, 3)
2.4. Cái nhìn xét đoán
Tin Mừng thuật lại rất nhiều lần những người Phariseu và các kinh sư rình xem Chúa Giê-su chữa bệnh, giảng dạy để kết án người. Nhưng Lời Chúa lên án gay gắt cái nhìn này: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt người anh em mà cái xà trong con mắt mình lại không để ý tới” (Mt 7, 13)
-
2.5. Cái nhìn vô cảm
Dụ ngôn người Samari nhân hậu cho thấy cái nhìn này (Lc 10, 29 – 37). Thầy Lê vi và tư tế đi ngang qua chỗ nạn nhân, nhìn thấy và tránh qua bên kia mà đi. Nhưng Chúa mời gọi hãy như người Samari “Đi ngang chỗ ấy, nhìn thấy và chạnh lòng thương”II. Thực hành canh tân cái nhìn
Gia đình tập viện cùng nhau canh tân cái nhìn:
- Mỗi buổi sáng, sau thánh lễ, tất cả cùng nhau ở lại trước Thánh Thể để dâng lên Chúa những quyết tâm, qua việc suy niệm những câu Lời Chúa về cái nhìn.
- Trong ngày sống, những điều đã suy niệm và quyết tâm luôn tác động trong từng suy nghĩ, ánh mắt. Chính nhờ đó, có thể vượt thắng những cám dỗ tiêu cực, nhưng cũng nhiều lúc chúng con chưa thực hiện được
- Mỗi tối, chúng con hồi tâm việc đã sống cái nhìn của Chúa như thế nào và đưa ra quyết tâm cụ thể cho ngày hôm sau.
Tất cả những chia sẻ trong bài thuyết trình là những điều chúng con đã – đang – sẽ cùng nhau tiếp tục thực hành, còn rất nhiều giới hạn và thiếu xót cần có ơn Chúa giúp mỗi ngày. Ước mong những chia sẻ trên để “Làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi linh hồn”
Hình ảnh buổi thuyết trình