13/09/2024 -

Thỉnh Sinh

60
Biết đâu chữ NGỜ....

Mỗi khi nhắc đến đời sống tu trì, nhiều người, đặc biệt là "các thím," thường hình dung đó là những người thánh thiện, duyên dáng trong chiếc áo dòng, tay luôn cầm tràng chuỗi Mân Côi, cầu nguyện suốt ngày. Bởi vậy, mới có câu: “Ăn cơm nhà Chúa, ca múa suốt ngày.” Từ đó, "các thím" thường nghĩ rằng người đi tu thì vượt trội hơn người khác, vì họ đạo đức, yêu mến Chúa, và tài giỏi hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Chúa có thể chọn những người “thụ động” và chấp nhận những “lầm lẫn” khi chọn cả những kẻ tội lỗi, hung hăng, rắc rối để cùng hợp tác với Ngài (ĐHV 591). Có những người từ nhỏ đến lớn không biết đến ơn gọi tu trì là gì, chỉ chu toàn bổn phận đi lễ hằng ngày mà không hẳn là đạo đức, nhưng Ngài vẫn gọi họ sống đời tu. Thật vậy, ơn gọi của Chúa là một huyền nhiệm khó lường.

Nó có một cuộc sống rất bình thường, sinh ra trong một gia đình đạo gốc không có gì đặc biệt, không có ai làm quan to chức lớn. Cuộc sống thường nhật ấy chẳng có gì đáng ghi lại để làm một cuốn hồi ký. Là con út trong gia đình, ai cũng nghĩ nó được cả nhà “cưng chiều”, muốn làm gì cũng được cả nhà ủng hộ. Nhưng, tuy có “cưng” mà không có “chiều”. Hồi còn nhỏ, khi nó đi đâu, làm gì đều gặp sự phản đối. “Đừng có làm cái này, cực lắm mày ạ!”, “Đừng có đi, tối rồi ra đường nguy hiểm lắm!” Thành ra nó nhát và ít khi đi đâu hơn, chỉ quanh quẩn làm việc trong nhà và đi học, và nó cũng không có bạn trong suốt năm ngồi trên ghế nhà trường. Ở nhà thờ cũng vậy. Tuy có tham gia vào các hội nhóm ca đoàn, giáo lý viên, nhưng nó ít khi bắt chuyện với ai, trở nên “lầm lì, ít nói” với mọi người, cũng ít khi dành thời gian đi lễ, nếu đi chỉ là cho qua loa cho có thôi. Vì là một con người thiên về lý trí hơn về tình cảm nên nó có cá tính mạnh, làm việc theo những gì bản thân suy nghĩ, thêm tính khép kín và kiệm lời nên thật khó để làm việc chung với mọi người. Con người khó gần như vậy, không có ai sẽ nghĩ rằng nó sẽ dấn thân đi tu cả, với người nhà nó thì “Con bé út nó không ở được trong nhà tu đâu.”

Nó có một cuộc sống rất bình thường, sinh ra trong một gia đình đạo gốc không có gì đặc biệt, không ai làm quan to hay giữ chức lớn. Cuộc sống thường nhật của nó chẳng có gì đáng ghi lại. Là con út trong gia đình, ai cũng nghĩ rằng nó được cả nhà "cưng chiều," làm gì cũng được ủng hộ. Nhưng thực tế, tuy có "cưng" nhưng không hẳn là "chiều." Mỗi khi nó muốn làm gì hoặc đi đâu, thường bị phản đối: “Đừng làm cái này, cực lắm!”, “Đừng đi, tối rồi ra đường nguy hiểm!” Vì thế, nó dần trở nên nhút nhát, chỉ quanh quẩn ở nhà làm việc và đi học, nó cũng chẳng có bạn trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường.

Ở giáo xứ cũng vậy. Dù tham gia vào các hội nhóm như ca đoàn, giáo lý viên, nhưng nó hiếm khi bắt chuyện với ai, thế nên càng ngày nó càng trở nên "lầm lì, ít nói" với mọi người. Việc đi lễ cũng chỉ mang tính chất đối phó, đi cho xong chứ không thật sự xuất phát từ lòng đạo đức. Vì là người sống thiên về lý trí hơn cảm xúc, nó có cá tính mạnh, thường hành động theo suy nghĩ của bản thân. Thêm vào đó, tính khép kín và ít nói khiến nó khó hòa hợp khi làm việc chung với người khác. Với tính cách khó gần như vậy, không ai nghĩ rằng nó sẽ dấn thân vào đời tu. Gia đình cũng bảo: “Con bé út không thể sống trong nhà dòng đâu.”

Cả nhà khẳng định như vậy là đúng, bởi ai cũng thấy nó sống tách biệt với gia đình, ít khi chia sẻ suy nghĩ hay cảm xúc của mình. Nó thích sự cô độc, đắm mình trong công việc hoặc nghiên cứu những vấn đề bản thân quan tâm, và cũng chẳng buồn tìm kiếm "vài" người bạn vì cho rằng như thế sẽ phiền phức. Thêm vào đó, tính cách mạnh mẽ khiến mọi người khó chịu khi phải làm việc chung với nó. Với tính khí như vậy, cả nhà đều không nghĩ rằng nó sẽ có thể đi tu được.

Cuộc sống tẻ nhạt ấy cứ dần trôi qua, cho đến khi Chúa bắt đầu gọi cô bé "ghê gớm" này. Đó là qua vài câu trò chuyện giữa nó và một Sơ, khi Sơ bắt gặp nó đang ngồi thẫn thờ trước nhà thờ vào buổi sáng tĩnh lặng, không một bóng người. Ngay khoảnh khắc đó, nó cảm nhận được một điều gì đó mới lạ trong tâm hồn, một sự bình an, một sự tĩnh lặng mà nó đã từng mơ ước từ khi còn là cô bé cấp hai đầy ngỗ nghịch. Ngày ấy, nó chỉ biết dùng cái uy của mình cùng "đàn em" đánh nhau với đám con trai để tìm niềm vui và cảm giác thỏa mãn. Nhưng giờ đây, sự bình an thiêng liêng ấy lại khác xa với những niềm vui trẻ con ngày xưa.

Sơ còn chỉ ra cho nó thấy những ưu điểm mà chính nó chưa từng nhận ra. Nhờ đó, lần đầu tiên nó dám mở lời về chuyện "tu hành" với gia đình. Đáp lại nó chỉ là những tiếng cười giễu cợt, mỉa mai: “Mày mà ở dòng lâu được á? Lúc đó chắc tao đi đầu xuống đất!” Tin tức ấy nhanh chóng lan ra khắp xóm, ai cũng lắc đầu, nghĩ rằng nó chỉ đi tu vài ba bữa rồi về. Trước những lời đồn đại, cả tích cực lẫn tiêu cực, nó dần mất đi niềm tin và từ bỏ luôn ý định ấy, quay về tìm công việc để nuôi sống gia đình.

Trong suốt một năm làm việc ấy, nó luôn cảm thấy day dứt và bất an trong lòng vì đã không đủ can đảm dấn thân vào đời sống tu trì. Nỗi sợ hãi bủa vây: sợ gia đình bàn tán, sợ sự soi mói của làng xóm, nhất là những "camera chạy bằng cơm" luôn túc trực để hỏi han chuyện riêng tư của nó mỗi khi đến nhà chơi hụi. Sau một năm đấu tranh tư tưởng, nó quyết định "khăn gói quả mướp" lên đường, với lời giải thích rằng chỉ “đi nghỉ dưỡng ở nhà dòng của người quen vài ba hôm” rồi sẽ trở về.

Vào Hội dòng Đa Minh Rosa Lima, nó cảm thấy thích cuộc sống tĩnh lặng, nhưng lại dở trong việc nói chuyện, tương quan với các chị giúp đỡ nó khi đang tập tễnh bước vào đời tu, khó khăn là vậy. Nhưng, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của quý Dì cùng chị em trong dòng, nó dần mở lòng hơn với mọi người. Đôi khi có những xích mích, bất hòa, nó có hơi ngạc nhiên. Nhưng cũng nhờ sự đồng hành, hướng dẫn của quý Dì, nó dần hiểu ra và chấp nhận sự yếu đuối của mỗi người, cũng như thực tế của đời sống tập thể. Về phần gia đình nó, mọi người chỉ trách nó đi tu mà không thông báo cho nhà biết. Nhưng nếu được trở về quá khứ, nó vẫn sẽ làm vậy vì chỉ sợ những lời đàm tiếu của mọi người trong nhà, và cả hàng xóm nữa.

Khi vào Hội dòng Đa Minh Rosa Lima, nó cảm thấy yêu thích cuộc sống tĩnh lặng, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với các chị em. Những trở ngại ấy không ít, nhưng nhờ sự hướng dẫn và quan tâm tận tình của quý Dì cùng chị em trong Dòng, nó dần dần mở lòng hơn với mọi người. Đôi khi, những xích mích và bất hòa khiến nó bất ngờ, nhưng nhờ sự đồng hành và chỉ bảo của quý Dì, nó dần thấu hiểu và chấp nhận những yếu đuối của mỗi người, cũng như thực tế không thể tránh khỏi của đời sống chung.

Về phía gia đình, mọi người trách nó vì đã đi tu mà không thông báo trước. Nhưng nếu được quay lại quá khứ, nó vẫn sẽ chọn làm như vậy, bởi những lời đàm tiếu từ gia đình và hàng xóm vẫn là điều khiến nó ái ngại.

Bốn năm sống trong nhà Thỉnh Viện, nó đã thay đổi rất nhiều. Gia đình nó cũng vậy, dần dần bắt đầu khuyến khích, động viên, và cầu nguyện cho ơn gọi của nó. Về phần nó, dù vẫn còn ít nói, nhưng nó nhận ra rằng; việc mình có thể tu trong Dòng Đa Minh là một ơn ban đặc biệt từ Chúa. Nó chẳng phải là người giỏi giang hay hoạt ngôn, nhưng nhờ chị em trong cộng đoàn giúp đỡ, nó đã học được cách yêu thương nhiều hơn, đặt niềm tin và sẵn lòng giúp đỡ chị em một cách tích cực, tự tin hơn. Nó cảm nhận được sự thuộc về và trở thành một phần nhỏ bé của cộng đoàn, cùng với chị em mình tiến bước trên con đường nên thánh trong Hội dòng Đa Minh Rosa Lima.

Maria Kim Chi
114.864864865135.135135135250