11/10/2020 -

Thỉnh Sinh

861
Chuyến xe tình yêu

Cuối cùng, ngày mà Lan và Hà chờ đợi cũng đã tới. Tiết trời hôm nay thật tuyệt, nắng nhè nhẹ, gió xôn xao trên từng vách lá. Đúng bảy giờ, chiếc xe khách đã đậu trước cổng nhà Thỉnh sinh Đaminh Rosa Lima. Với một tiếng “keng” cả nhà đã tập trung đầy đủ dưới sân chờ để lên xe. Trên mặt ai cũng háo hức, tươi vui. Họ bắt đầu một chuyến đi với tên gọi “đi công tác tông đồ.”

Chiếc xe từ từ lăn bánh, chỉ một lát sau đã vụt ra khỏi đất Sài thành để tiến về Đồng Nai. Trên xe mọi người vui vẻ trò chuyện, í ới gọi nhau, tiếng cười như muốn nổ vang cả xe, nhưng chỉ mười lăm phút sau đó những tiếng ồn ào đã được chuyển thành tiếng kinh nguyện êm ả. Lan thầm tạ ơn Chúa vì đã cho cô có mặt trên chuyến xe này. Còn nhớ cách đây vài ngày, khi thấy tên Lan trong bảng danh sách đăng kí tham gia chuyến đi tông đồ, Hà đã nhanh nhảu hỏi:

Ủa, chị Lan hay say xe vậy mà cũng đi hả?

Lan vui vẻ đáp: Em vẫn đi chị ạ, không sao đâu chị, em cứ đi, còn say xe thì phó dâng cho Chúa vậy, xin Người thêm sức cho em. Chứ lần này không đi thì chắc em tiếc chết mất.

Hà cười hì hì: Thế thì đi một lần cho biết cũng được. Còn nếu mệt quá thì thôi, vì tự nguyện mà, có ai bắt ép mình đâu.

Cả Lan và Hà đều là những “mầm non mới” của Hội dòng. Cả hai đều mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, một khát khao mãnh liệt vào đời tu. Khác với Hà, một người có thể đi cùng trời khắp đất trên những chiếc xe khách, còn Lan, từ nhỏ đã không thích ngồi ôtô, chỉ cần nhắc tới xe là cô đã hoa mắt chóng mặt rồi, nhưng hôm nay thì khác, quả là có bàn tay Chúa can thiệp, Lan vô cùng tỉnh táo, khỏe mạnh. Kể ra cũng lạ, trên một chiếc xe chất đầy quần áo, đồ đạc… tất cả được chất như núi, có ai được ngồi một tư thế thoải mái đâu: Người thì co rúm chân lại, người thì cuộn tròn chân lên ghế… nhưng trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ một niềm vui khôn xiết. Có vẻ như việc chịu khổ của Lan, của Hà và tất cả chị em đều là để đem lại niềm vui cho người khác, nên ai cũng hớn hở tươi vui như thế.

Bài hát “Đâu có tình yêu thương” vang lên đã đưa Lan về với thực tại. Chiếc xe đã tiến đến trước cổng nhà thờ Giáo xứ La Ngà. Đường tiến vào nhà thờ là một con đường đất, những hòn đá lổm nhổm rải rác chắn ngang đường khiến xe liên tục lúc lắc.. Cuối cùng đoàn xe đã tiến vào sân nhà thờ, mặt sân là một khoảng không đầy cát và đá, tường nhà thờ lộ ra những viên gạch đỏ và những vụn xi măng nhấp nhô khắp nơi, trong đầu Lan chợt nghĩ: “bao giờ ngôi thánh đường này mới được hoàn thiện nhỉ.” Đến bao giờ những viên gạch đỏ ấy mới được mặc trên mình tấm áo xi măng trơn lịm, và đến bao giờ nữa ngôi thánh đường mới được tô điểm bằng những màu sơn bóng loáng? Có lẽ điều đó còn xa vời!” Nhưng những “lính mới” còn ngạc nhiên hơn khi thấy nhà vệ sinh được hình thành từ chiếc bạt màu xanh được khoanh vùng bốn phía, ở trong ấy ai muốn làm gì thì làm.

 Dạo xong một vòng khuôn viên, Hà buột miệng: “họ nghèo thật!” Lan nhẹ nhàng đáp: “em thấy họ nghèo về vật chất, chứ cái tình thì họ đâu có nghèo.” Quả thật, cách họ giao tiếp với nhau, cách họ đối xử với nhau cho thấy họ còn nhiều “chất người” lắm. Họ tìm cho nhau những cái áo, cái quần từ đống quần áo mà Nhà dòng mang tới, họ chia sẻ cho nhau những món quà mà họ nhận được. Có mấy đứa trẻ chạy lại nói với Lan:chúng con cám ơn các Soeur nhiều, chúng con đã lấy được rất nhiều quần áo đẹp, sau này lớn lên, các Soeur cho chúng con theo các Soeur vào dòng với nhé.” Nghe tới đây, lòng Lan vui đến lạ. Quả đúng là “cho thì có phúc hơn là nhận.” Lan còn vui hơn, vì Lan nghĩ, phải chăng việc mà Lan, Hà và tất cả chị em đang làm là đang đem Chúa tới với mọi người, nghĩ thế, Lan thầm dâng lời tạ ơn Chúa.

Sau bữa cơm huynh đệ, đoàn xe của nhà Thỉnh sinh bắt đầu chuyển bánh để về lại “nhà” của mình. Chuyến đi vỏn vẹn trong vòng một ngày nhưng để lại trong Lan, Hà và tất cả chị em thật nhiều ý nghĩa. Hà bảo: “nhờ những chuyến đi như thế này, em mới thấy cuộc đời mình đáng sống và ý nghĩa biết là chừng nào, thấy mình còn may mắn hơn biết bao người và mình cần phải cố gắng thêm rất nhiều nữa”. Lan gật gù đồng ý, nhưng trong đầu Lan còn lóe lên một suy nghĩ khác: “liệu sau này khi lớn lên trong đời tu, mình có thao thức làm việc tông đồ? Có dám dấn thân vào những mảnh đất truyền giáo nhiều khó khăn, gian khổ? Có sẵn sàng lên đường đến những nơi nghèo nàn như thế này và sống chung với cái nghèo ấy không?” Đó là câu hỏi, là nỗi thao thức mà chắc trong đời Lan phải dần trả lời, và nó luôn đau đáu trong lòng Lan từ sau chuyến đi đó.

Lạy Chúa, Chúa biết rõ mỗi người chúng con: “tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,38). Nhưng chúng con tin rằng với sự đồng hành và nâng đỡ của Chúa, chúng con sẽ thi hành được sứ vụ Chúa trao như lời thánh Phaolo: “Với  Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được mọi sự” (Pl 4,13).
Tôi là một thiên thần nhỏ sống cùng với Ông tôi trên trời cao. Một hôm, tôi xin Ông cho tôi xuống trần gian để cảm nhận cuộc sống của con người. Tôi ở đây thật hạnh phúc và tôi nghĩ rằng mọi người cũng được hạnh phúc như vậy.

Tôi đi tìm một thiên đàng tại thế. Tôi loanh quanh rảo bước khắp nơi và dừng lại một nơi Dòng tu nọ. Thật tuyệt vời, các chị em sống vui tươi, chan hòa và rất thân ái với nhau.

Trong một ngày chơi chung, tôi quan sát và thấy hầu hết mọi người đều rạng rỡ, phấn khởi khi được cùng quây quần bên nhau. Bỗng tôi thấy hai ánh mắt nhìn nhau cùng nụ cười gượng. Ồ! Thì ra họ có mâu thuẫn mà chưa giải quyết được. Và đây là lúc tôi thi hành sứ vụ của mình. Tôi chuẩn bị hai hộp quà và đến với từng người trong giấc mơ.

Trong mơ, tôi trao quà cho chị A. Trông chị rất vui sướng, nhưng khi mở ra, chị nhận được một hộp rỗng tuếch. Chị bất động, lúc này tôi thấy chị cố gắng giãy giụa để di chuyển nhưng không thể, chị sợ hãi. Sau một hồi vùng vẫy mà chẳng ích gì, chị mệt và lặng người đi “nếu tôi bị thế này suốt đời, tôi thành người bại liệt, tôi vô dụng, tủi hổ vì con người của tôi.” Chị thầm nghĩ “nếu mà Chúa gọi tôi về, tôi còn nhiều lỗi phạm và tôi còn bất hòa, làm sao tôi được lên Thiên đàng với Chúa. Chúa ơi! Xin cho con cơ hội ăn năn sám hối,” chị tha thiết nài xin.

Tôi thấy khao khát của chị, chị muốn bước đi, muốn nói một lời hòa giải, đơn giản vậy thôi, nhưng chị không thể, chị vẫn nằm yên đấy bất động.

Tôi đến trong giấc mơ của chị B, trao cho chị hộp quà với âm thanh của một câu chuyện.

Chuyện kể rằng một hôm con heo tức tối với con bò:

- Này bác bò, tôi không hiểu sao loài người bất công như thế, tôi và bác đều hầu hạ người ta. Bác cho sữa, tôi cho thịt, cho da, sao người Ấn Độ tổ chức lễ hội cho bác mà cứ chửi tôi là đồ heo?

Im lặng một chút. Con bò trả lời:

-Tôi cho sữa, chị cho thịt, nhưng cách cho của chúng mình khác nhau. Tôi cho sữa lúc còn sống. Chị cho thịt lúc chị chết rồi. Sống mà cho mới quý, chứ chết rồi mới cho thì cũng như không”[1]

Thế là hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu chị B: “tôi phải sống thế nào? tôi phải làm gì để có những ngày sống thật ý nghĩa? Tôi cứ ghen ghét, bất hòa thế này rồi ra trình diện trước mặt Chúa sao? Nếu chỉ còn một ngày để sống mà tôi lại sống trong tình trạng này, tôi có xứng đáng mang danh tu sĩ hay là một người phản chứng tình yêu Đức Kitô? thật hèn kém.”

Các bạn thấy đấy, đã có một chút biến đổi trong nhận thức của họ nhưng việc đưa đến hành động quả là chuyện không đơn giản. Thánh Phaolô đã từng nói: “điều tôi muốn thì tôi lại không làm”

Ai sẽ là người hạ mình đến trước? tôi bay về trời và xin Ông: “Ông tạo cho họ cơ hội để gặp nhau và hòa giải đi. Cứ thế này, cả hai đều không ổn”. Ông cười và trả lời: “con cứ kiên nhẫn chờ nhé, nếu họ thật sự muốn sống yêu thương, ông sẽ có cách giúp họ. Con cứ ở yên đấy nhé, Ông sẽ nhờ đến con đấy.”

Hai người họ đang trải nghiệm những biến chuyển về suy nghĩ, cần một tác động bên ngoài cuộc sống. Và thế là, một cơn đại dịch lan tràn khắp thế giới kéo theo số người chết rất nhanh, mọi người được kêu gọi hãy sống “tử tế”

Một cái nhìn đã đến và thay đổi họ. Chính cái chết là mối dây liên kết người sống. Ông bảo: “con bò bảo rằng cho nhau những gì lúc còn sống mới là cho.” Sự cho ấy đến từ lựa chọn tự do. Biết có hy sinh mà vẫn cho. Biết mất mát mà vẫn cho. Chết rồi không cho cũng chẳng mang theo được, vậy có gọi là cho không? Cho kẻ đã chết, làm sao họ mang đi, vậy có gọi là quà tặng không? Sau khi nghe Ông nói tôi mới hiểu ra rằng: khi con người nghĩ đến ơn cứu độ của mình và của tha nhân, họ sẽ nỗ lực để vượt thắng “cái tôi” của mình và đến với người khác.

Tôi lại đến với con người chia sẻ những thông điệ

 
Hoa Dại
[1] Trích sách “những trang nhật ký của đời linh mục”.
114.864864865135.135135135250