14/11/2020 -

Thỉnh Sinh

670
Kiếp nhân sinh

Tháng mười một lại về…! Trong không gian yên tĩnh, tôi lặng mình nghe lại ca khúc: “Từ chốn luyện hình” của Linh mục Nhạc sĩ Kim Long. Tôi thả hồn theo lời ca thánh thót, da diết đến sâu lắng. Bất chợt, lời ca “Từ chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than…” làm cho tôi bừng tỉnh. Những ca từ đó như một lời than thở, van xin da diết của một ai đó gợi lên và xoáy sâu vào trái tim tôi. Tôi lắng đọng miên man theo dòng suy nghĩ về kiếp người. Và tôi thiết nghĩ, đó không đủ là lời kêu van thống thiết của những linh hồn đang ở luyện ngục, mà còn là lời khóc thương cho tôi, cho mỗi người chúng ta vì những tháng năm lấm lem bụi đời chất chứa những lỗi lầm.
         
Thật vậy, đời sống con người như cánh bèo trôi, như ngọn cỏ, bông hoa nở trên cánh đồng, để rồi chỉ một cơn gió thoảng cũng đủ làm nó biết đi. Tuy nhiên, sống ở đời con người vẫn cứ mãi mê rong ruổi với dòng đời xuôi ngược, bôn ba với cuộc sống mưu sinh, để rồi bi đát thay, ba tấc đất mới thật là nhà. Điều đó, được tác giả trong sách Thánh vịnh khẳng định:

 “Nào phàm nhân sống mãi được sao,
 mà chẳng phải đén ngày tận số?
 kìa thiên hạ thấy người không cũng chết,
 kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
 bỏ lại tài sản mình cho người khác.
 Dù sống trong danh vọng,
 con người cũng không thể trường tồn,
 thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết”
         
Thế nhưng, nhân loại này không phải là bài ca bi thảm của cuộc đời chóng qua, nhưng là bản trường ca tình yêu và niềm hy vọng hồng phúc của Thiên Chúa với con người. Quả thật, con người sinh ra nhưng không có nghĩa chết là hết, mà trông đợi vào sự tái sinh trong ngày cánh chung. Thiết nghĩ, nếu con người chết là hết mà không mang một ý nghĩa gì, thì “nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết…” (TV49, 13). Như bông hoa, ngọn có chỉ một làn gió làm tan biết, để rồi nơi nó mọc không còn mang vết tích. Dù trong thân phận hư vô chóng qua, nhưng mỗi chúng ta được “Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi, gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ” (TV 49, 16).
         
Quả vậy, một vĩ nhân nào đó đã từng nhận định, chúng ta không thể thay đổi hướng gió, nhưng có thể thay đổi được quy luật nghiệt ngã của kiếp nhân sinh – bụi tro phải trở về tro bụi, nhưng chúng ta có thể thay đổi được lối sống để khỏi chết đời đời.
         
Và cứ thế, mỗi dịp tháng mười một về, đâu đó lại vang lên ca khúc “Cát bụi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cất bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, bút mực nào gõ nhịp tim tôi”. Từ đó hy vọng rằng, mỗi lần viếng mộ cầu nguyện cho người quá cố, mỗi chúng ta cũng biết soi lại thân phận của mình để trở về bên Chúa, trở về với Đấng ban sự sống đời đời: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào ta, dù có chết sẽ được sống” (Ga 11, 25). Đó là lời chứng bảo đảm cho những ai tin vài Ngài, ngõ hầu ngày tận thế thân xác bụi đất của mỗi chúng ta sẽ sống lại để được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa trên nơi vinh phúc đời đời.
 


 
114.864864865135.135135135250