18/12/2020 -

Tiền Tập Viện

1280
Tiền tập thuyết trình: Ở lại với Chúa trong Lời của Ngài

Ở lại với CHÚA trong LỜI của Ngài là chủ đề chương trình học hỏi quý I của Hội dòng, chủ đề này đã được khối Tiền tập thuyết trình vào Chúa nhật, ngày 13/12/2020 vừa qua.

Bài thuyết trình với các nội dung sau:

I. Ở lại với Chúa trong đời sống thiêng liêng
 
 1. Mục đích và ý nghĩa của việc học Kinh Thánh
 
- Trong cuộc sống thực tế, có những người biết rất nhiều thứ nhưng lại không biết mục đích sống của mình vì họ không tìm được cho mình một chân lý để sống. Phần chúng ta thật hạnh phúc vì tìm được chân lý đích thực cho cuộc sống của mình là chính Thiên Chúa, và như lời thánh Jeronimo nói: “Ai không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”. Vì thế, chúng ta cần học hỏi Kinh Thánh để có thể nhận biết, yêu mến và phụng thờ Ngài.
 
- Như thế, việc học Kinh Thánh giúp chúng ta biết Chúa là ai? Là Đấng quyền năng đã dựng nên mọi sự và Ngài đã yêu thương đến nỗi chịu chết vì ta. Học Kinh Thánh  cũng giúp chúng ta biết chúng ta là ai? Là thụ tạo được Thiên Chúa tạo dựng nên ta có bổn phận phụng thờ và yêu mến Ngài. Đồng thời, học Kinh Thánh giúp chúng ta biết phải sống với Ngài như thế nào? Đó là noi gương Đức Giêsu Đấng đã vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến cùng.

2. Đưa Kinh Thánh vào trong đời sống
 
- Đọc Kinh Thánh mỗi ngày vào trước giờ kinh chiều
 
- Đọc Tin Mừng mỗi tối trong giờ cám ơn và chọn câu tác động để làm phương châm sống cho ngày mai
 
- Cùng nhau chia sẻ Lời Chúa vào 1 ngày cuối tuầ

II. Ở lại với Chúa trong đời sống cộng đoàn
 
1. Một vài vấn nạn của đời sống cộng đoàn
 
- Sự khác biệt quan điểm, tính cách, sở thích … giữa các thành viên trong cộng đoàn tạo nên những xung đột, mẫu thuẫn khiến người tu sĩ căng thẳng, mệt mỏi và có lúc bỏ cả đời tu.
 
- Lối sống hưởng thụ của xã hội ngày nay khiến người tu sĩ ngại dấn thân, sống vô cảm, ích kỷ và xa cách nhau.
 
- Nạn xầm xì, nói xấu, đưa chuyện … gây chia rẽ và mất bình an trong cộng đoàn.
 
2. Ở lại với Chúa trong Lời của Ngài để giải quyết mọi vấn đề
 
- Người tu sĩ cần ý thức mỗi người trong cộng đoàn được chính Thiên Chúa quy tụ để “ở với Ngài” và để “được Ngài sai đi” làm sứ vụ tông đồ. Như thế, chúng ta không chọn nhau để sống, nhưng là được chính Thiên Chúa chọn để sống với nhau và cùng nhau loan báo Tin Mừng của Ngài. Các tông đồ xưa kia cũng có rất nhiều khác biệt và cũng hay cãi cọ, tranh giành nhau về quyền lợi, địa vị. Thế nhưng, từ khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, họ trở nên một lòng một ý để cùng nhau loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Nếu mỗi người chúng ta không để cho Chúa Thánh Thần thánh hóa, chúng ta sẽ mãi nặng nề trong những khác biệt và không thể xây dựng cộng đoàn hạnh phúc, bình an.
 
- Theo gương các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai luôn đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện, để chung mọi của cải, sống thân ái và ngày ngày cùng nhau cử hành bữa tiệc của Chúa (Cv 2,42). Mỗi người chúng ta hãy dành thời gian ở bên Chúa và trước mỗi vấn đề hãy tìm kiếm ý Chúa để thực thi.
 
- Trong lời nói, mỗi người cần ghi nhớ lời của thánh Phaolo tông đồ trong thư gởi tín hữu Epheso: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Ep 4,29)
 
III. Ở lại với Chúa trong học hành
 
1. Mục đích và ý nghĩa của việc học
 
- Với sự phát triển của xã hội ngày nay, mỗi người đều phải nỗ lực học. Riêng với người tu sĩ, việc học phải vì Chúa và vì các linh hồn như trong tông huấn Vita Consecrata số 73 đã nói: “ Người dâng hiến phải có một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa và ý thức được các thách đố của thời đại mình. Khám phá ra ý nghĩa thần học sâu xa của chúng nhờ biết nhận định với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần”

- Thánh Đa Minh đã nhận thức được cơn đói khát chân lý tuyệt đối của con người nên đã chọn việc giảng thuyết Tin Mừng ngang qua học hành. Như thế, người tu sĩ chúng ta học là để nhận biết chân lý, để sống chân lý và để rao truyền chân lý.
 
2. Ở lại với Chúa trong việc học
 
- Tinh thần học: Người tu sĩ, cách riêng là tu sĩ Đa Minh cần chăm chỉ và say mê truy tìm chân lý, không vênh vang với những gì học hỏi được, nhưng luôn khiêm tốn mở ra trước Chúa và tha nhân. Noi gương thánh Toma Aquino, mặc dù là người có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, nhưng mỗi khi muốn làm một việc gì, ngài luôn viết vào một tờ giấy nhỏ, đặt lên bàn thờ của Chúa và cầu nguyện: “ Lạy Chúa, nếu Ngài muốn thì con sẽ làm, còn nếu Ngài không muốn thì cứ cho mọi sự không thành.”
 
- Cùng học với Chúa: Mặc dù ý thức mục đích và ý nghĩa của việc học, nhưng mỗi người chúng ta nhiều lúc vẫn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hoặc cũng rơi vào thái độ vênh vang, tự đắc với những gì mình học được. Vì thế, chúng ta rất cần ở lại với Chúa trong việc học để có thể vượt qua những khó khăn, lười biếng của bản thân trên con đường tìm kiếm chân lý, đồng thời biết khiêm tốn đem những kiến thức đã học hỏi được để phục vụ Chúa và tha nhân.
 
IV. Ở lại với Chúa trong việc tuân giữ kỷ luật
 
1. Tuân giữ kỷ luật giúp người tu sĩ triển nở trong tình yêu
 
- Bất cứ một tập thể nào muốn ổn định và phát triển cũng phải có kỷ luật. Đối với đời tu, kỷ luật là một phương thế hữu hiệu giúp người tu sĩ trung thành với ơn gọi theo sát Chúa Kitô và đạt được nhiều thành quả trong đời sống tông đồ.
 
- Việc tuân giữ kỷ luật của người tu sĩ không chỉ mang hình thức bên ngoài, nhưng cần có tâm tình yêu mến bên trong thì mới làm cho việc giữ luật trở nên trọn hảo, đồng thời giúp thánh hóa bản thân nên thánh thiện.
 
- Tuân giữ kỷ luật là nẻo đường sống theo thánh ý Chúa: Thánh Đa Minh tuy là đấng sáng lập Dòng nhưng ngài luôn tuân giữ kỷ luật một cách chặt chẽ, sẵn sàng vâng theo các quyết định của Tổng hội và của cộng đoàn. Như vậy, khi hết lòng tuân giữ kỷ luật, chúng ta sẽ tìm được thánh ý của Thiên Chúa.
 
- Tuân giữ kỷ luật là thể hiện lòng tôn trọng anh chị em: Kỷ luật nhằm nâng đỡ bản tính yếu đuối của con người và nhằm phục vụ công ích chung của cộng đoàn. Vì thế, tôn trọng kỷ luật là tôn trọng anh chị em trong cộng đoàn.

- Tuân giữ kỷ luật là thể hiện lòng mến: Chúa Giêsu đã nói: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,21). Vì thế, ai càng yêu mến nhiều thì càng giữ luật cách chu đáo và tận tình hơn. 

 
2. Thực hành kỷ luật trong đời sống
 
- Việc tuân giữ kỷ luật đòi hỏi mỗi người phải có lòng khiêm tốn, vâng phục, từ bỏ ý riêng và biết hy sinh, đặt lợi ích chung lên trên. Trong cuộc sống, những lúc được an bình, nhẹ nhàng, chúng ta có thể tuân giữ kỷ luật cách dễ dàng, mau mắn. Thế nhưng khi gặp khó khăn, mệt mỏi, việc tuân giữ kỷ luật cũng trở nên nặng nề, khó chịu. Vì thế, chúng ta cần có những giờ ở bên Chúa trong cầu nguyện, cần có những phút hồi tâm để qua đó lãnh nhận nguồn sức mạnh giúp ta thắng vượt ý riêng, thắng vượt những lười biếng của bản thân để tiếp tục tuân giữ kỷ luật với tình yêu như lời thánh vịnh:
 
Thánh ý Chúa trọn bề tuân giữ
Hồn mến yêu hâm mộ chẳng rời”

(Tv 118,167)
 
114.864864865135.135135135250