23/11/2024 -

Tin Giáo hội Hoàn Vũ

6
Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn

Ông Andrea Tornielli viết: người ta kể rằng Thánh Philip Neri thường nói với người bạn Cesare Baronio, người sáng lập ngành sử học Công giáo hiện đại: “Ít nhất mỗi tháng hãy dạy lịch sử Giáo hội cho học sinh của chúng ta, vì họ không còn biết lịch sử nữa. Và nếu người ta không biết về lịch sử, người ta sẽ không còn biết đức tin nữa”.
 

Sự chú ý đến việc nghiên cứu lịch sử này phù hợp hơn bao giờ hết, và thư của Đức Thánh Cha chỉ rõ điều này. Như thư được công bố vào tháng 8 của ngài tập trung vào tầm quan trọng của văn học, Người kế vị Thánh Phêrô trước hết nói với các linh mục về việc đào tạo, nhưng ngài cũng làm sáng tỏ một chủ đề mà mọi người đều quan tâm.
 

Nghiên cứu lịch sử Giáo hội là cách lưu giữ ký ức và xây dựng tương lai, cũng đây là cách tốt nhất để diễn giải thực tế xung quanh chúng ta. Giáo dục thế hệ trẻ đào sâu về quá khứ, không tin vào những khẩu hiệu quá đơn giản, giúp tìm ra hướng đi trong mê cung của hàng triệu “tin tức” vốn thường sai sự thật và không đầy đủ, là sứ vụ mà tất cả chúng ta đều phải thực hiện. Lời của Thánh Philip Neri nhấn mạnh mối liên hệ duy nhất giữa đức tin Kitô giáo và lịch sử. Sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Con Thiên Chúa là một sự kiện chia tách lịch sử nhân loại thành trước và sau. Trên hết, đức tin Công giáo không phải là một ý tưởng, triết lý hay đạo đức; đó là một mối quan hệ, cuộc sống, cụ thể và lịch sử. Chúng ta là Kitô hữu vì lời chứng được truyền từ mẹ đến con trai, từ cha đến con gái, từ ông bà đến cháu chắt. Và việc quay trở lại chuỗi mắt xích này dẫn chúng ta đến những chứng nhân đầu tiên, các tông đồ, những người mỗi ngày chia sẻ toàn bộ đời sống công khai của Chúa Giêsu.
 

Tình yêu dành lịch sử này, cùng với cái nhìn đức tin, cho phép chúng ta khám phá những trang đen tối và kém cao quý trong quá khứ của Giáo hội. Khi mở Văn khố Mật của Vatican vào năm 1889, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã nói: “Nghiên cứu không định kiến, vì Giáo hội không cần lời nói dối nhưng chỉ cần sự thật”.

Nghiên cứu lịch sử rõ ràng giúp chúng ta tiếp xúc với những “vết nhơ” và “nếp nhăn” của quá khứ. Đức Thánh Cha giải thích: “Lịch sử Giáo hội giúp chúng ta thấy được Giáo hội thực sự và yêu mến Giáo hội như Giáo hội thực sự là, yêu mến những gì Giáo hội đã học được và tiếp tục học hỏi từ những sai lầm và thất bại của Giáo hội”. Nhận thức được ngay cả những thời điểm đen tối nhất giúp Giáo hội hiểu được “những vết nhơ và vết thương” của thế giới ngày nay.
 

Quan điểm của Đức Thánh Cha không nhắm đến bất kỳ hình thức quan tâm biện hộ nào nhằm trình bày một thực tế lý tưởng, và cũng như tránh xa khuynh hướng ý thức hệ miêu tả Giáo hội như một nơi của nhiều điều xấu. Thực tế, nếu Giáo hội có thể thành thật đối diện với mọi khía cạnh trong quá khứ, thì Giáo hội sẽ có nhiều khả năng vẫn khiêm nhường hơn vì nhận ra rằng nhân loại được Chúa cứu độ, chứ không phải nhờ các chiến lược tiếp thị mục vụ hay sự nổi tiếng của bất kỳ cá nhân nổi bật nào.


Vatican News
Nguồn: https://www.vaticannews.va/
114.864864865135.135135135250