Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
- Dấu Thánh Giá chúng ta tuyên xưng hằng ngày, mỗi ngày, mọi nơi, mọi lúc thật ngắn gọn và đơn giản. Tuy nhiên khi cần phải giải thích thì không ít người trong chúng ta gặp khó khăn. Thật ra việc tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi có lẽ ai cũng hiểu, nhưng khi được hỏi về cụm từ “nhân danh” khởi đầu Dấu Thánh Giá thì có lẽ không ít người trong chúng ta tránh khỏi lúng túng.
Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “nhin danh cha” nghĩa là “nhân danh cha,” tác giả ghi chú thêm [hồ nghi không biết có cùng một nghĩa với ‘in nomine patris’?] tác giả để nguyên gốc từ Latinh để không làm sai đi ý Thần Học của từ ấy. Trong Từ điển Việt-Bồ-La còn có mục từ “danh” nghĩa là “tên.” Tuy nhiên nếu kết hợp với Tự vị Annam Latinh của Đức Cha Bá Đa Lộc thì chúng ta sẽ thấy cụm từ này sáng rõ hơn. Trong Tự vị Annam Latinh của Đức Cha Bá Đa Lộc rất nhiều mục từ là phương ngữ Đàng Trong, chúng ta có từ “nhơn” (phương ngữ Đàng Trong) tương ứng với từ “nhân” (ngôn ngữ toàn dân) nghĩa là “vì, bởi vì”; cụm từ “nhơn danh” (phương ngữ Đàng Trong) tương ứng với cụm từ “nhân danh” (ngôn ngữ toàn dân) nghĩa là “vì tên.” Từ “nhơn danh” cũng chính là từ “nhân danh” trong công thức Dấu Thánh Giá chúng ta đang tìm hiểu, nghĩa là “vì tên, vì danh”
Chúng ta cũng lưu ý thêm, trong tiếng Việt các từ Hán Việt và thuần Việt có phần thay thế phân bố nhau rất hài hòa. Từ Hán Việt luôn biểu thị sắc thái nghĩa trang trọng, í nhị, khái quát; từ thuần Việt luôn biểu thị nghĩa thông thường, cụ thể. Ví dụ như người ta thường gởi thiệp báo lễ thành hôn chứ không ai gởi thiệp báo lễ đám cưới; người ta gọi giáo sư tiến sĩ A, chứ không nói thày dạy tiến sĩ A; người ta gởi vòng hoa thành kính phân ưu, chứ không ai viết lòng thành chia buồn... Chính vì thế mà từ “nhân danh” (từ Hán Việt) tồn tại trong Dấu Thánh Giá với nghĩa trang trọng thay thế cho (từ thuần Việt) “vì tên.”
Mỗi khi làm Dấu Thánh Giá là chúng ta “nhân danh” Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Người Kitô hữu chúng ta có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước bất kì công việc gì, ăn uống, ngủ nghỉ, học hành... Ước gì chúng ta cũng ý thức tất cả các hoạt động ấy là “vì danh” Thiên Chúa Ba Ngôi, là “nhân danh” Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Chúng ta cũng lưu ý thêm, trong tiếng Việt các từ Hán Việt và thuần Việt có phần thay thế phân bố nhau rất hài hòa. Từ Hán Việt luôn biểu thị sắc thái nghĩa trang trọng, í nhị, khái quát; từ thuần Việt luôn biểu thị nghĩa thông thường, cụ thể. Ví dụ như người ta thường gởi thiệp báo lễ thành hôn chứ không ai gởi thiệp báo lễ đám cưới; người ta gọi giáo sư tiến sĩ A, chứ không nói thày dạy tiến sĩ A; người ta gởi vòng hoa thành kính phân ưu, chứ không ai viết lòng thành chia buồn... Chính vì thế mà từ “nhân danh” (từ Hán Việt) tồn tại trong Dấu Thánh Giá với nghĩa trang trọng thay thế cho (từ thuần Việt) “vì tên.”
Mỗi khi làm Dấu Thánh Giá là chúng ta “nhân danh” Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Người Kitô hữu chúng ta có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước bất kì công việc gì, ăn uống, ngủ nghỉ, học hành... Ước gì chúng ta cũng ý thức tất cả các hoạt động ấy là “vì danh” Thiên Chúa Ba Ngôi, là “nhân danh” Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.