28/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

803
Từ Cổ trong Kinh Ăn Năn Tội
 
"Kinh ăn năn tội"
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng.
Chúa đã
dựng nên con,
và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con,
mà con đã
cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa,
thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự;
con
dốc lòng chừa cải,
và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội
cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

 
- Trong Kinh này chúng ta thấy từ ăn năn, từ “ăn năn” trong tiếng Việt hiện đại nghĩa là “cảm thấy đau xót, day dứt trong lòng về lỗi lầm của mình.” Bên cạnh đó tiếng Việt thế kỷ XVII thời của Từ điển Việt-Bồ-La cũng có nghĩa cổ hay không kém; “Ăn năn” nghĩa đen theo Từ điển Việt-Bồ-La “ăn thứ cỏ đắng”, nghĩa ẩn dụ “để chỉ sự thống hối.” Từ này có lịch sử như sau: Ngày xưa muốn sửa dạy ai thì người sửa dạy thường dùng hình phạt, người có lỗi phải quỳ gối ăn thứ cỏ ‘năn’ đắng giống như súc vật. “Ăn năn tội” nghĩa là “vì tội mà phải ‘ăn cỏ năn’ để tỏ lòng thống hối.” Theo dòng lịch sử nghĩa đen của việc bị phạt ăn cỏ, trở thành nghĩa chính của từ “ăn năn tội” là biểu lộ sự “thống hối tội lỗi của mình”, là bày tỏ thái độ và hành động thống hối.
 
- Trong Kinh này còn cụm từ dốc lòng chừa cải: Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận “dốc lòng” nghĩa là “quyết tâm, quyết định”; “dốc lòng chừa” nghĩa là quyết tâm sửa mình; Từ điển Việt-Bồ-La ghi rất rõ mục từ “chừa” nghĩa là “sửa mình một phần”, và mục từ tiếp theo chừa cải nghĩa là “sửa mình hoàn toàn.” Dốc lòng chừa cải nghĩa là quyết tâm sửa mình hoàn toàn.” Thiết nghĩ lời Kinh thật sâu sắc với những từ ngữ có nghĩa cổ, rất thích hợp để chúng ta nghiền ngẫm mỗi lần muốn ăn năn tội.
114.864864865135.135135135250