Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành,
làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy,
thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà,
chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương.
Hỡi ôi! Bà là chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con.
Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy,
thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà,
chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương.
Hỡi ôi! Bà là chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con.
Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
- Cụm từ “thân lạy Mẹ!”, nếu tra từ điển tiếng Việt hiện đại chúng ta sẽ thấy từ “thân” không có nét nghĩa nào phù hợp với Kinh này. Đây là một từ cổ đã được Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận, “thân” nghĩa là: “Cách nói để bày tỏ lòng tôn kính với những người cao trọng dưới vua chúa; thân ông, thân đức ông, thân ông già muôn tuổi : là những kiểu xưng hô tương đương với: tâu vua, dộng chúa, bạch thày, chiềng ông: đó là những kiểu xưng hô đáng giá.” Từ điển từ cổ chú thích nghĩa của từ “thân” là: thưa, bẩm. Như vậy, “thân lạy Mẹ!” là một từ ngữ dùng xưng hô dành cho Mẹ là đấng đáng kính trọng về mặt nghĩa cổ của nó. Chúng ta cũng bắt gặp từ này trong “Kinh Thánh Thiên Thần Bản Mệnh” ở trên.
- Cụm từ “Bà là chúa bầu chúng con”, đọc câu Kinh này chúng ta thấy nghĩa có vẻ tối và khó hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận “bầu chủ, bầu mình” nghĩa là: “Kẻ bàu chủ, kẻ bàu lĩnh (bảo lãnh)”; baù ai nghĩa là “xin vua cho con được chức tước gì.” Câu Kinh “Bà là chúa bầu chúng con”: vừa có nghĩa tung hô Mẹ là “Bà Chúa” cách nói dùng tung hô người nữ có quyền chức sau vua mà Từ điển Việt-Bồ-La đã ghi nhận, vừa xác tín rằng Mẹ là người bảo lãnh cho chúng ta.
- Cụm từ “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay!.” Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích: “thay” là “từ biểu thị sự tác động mạnh mẽ đến tình cảm người nói của một điều đạt đến mức độ rất cao như may thay, đẹp thay, đau đớn thay.” Nhưng nếu chỉ hiểu nghĩa của từ “thay” theo tiếng Việt hiện đại, thì ý nghĩa của câu Kinh sẽ không rõ. Tác giả Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận “thay” nghĩa là: nhiều, lắm, rất; tốt thay: rất tốt; khoan thay: rất nhân từ; nhân thay: rất đạo hạnh; dịu thay: rất dịu hiền. “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay!”: là lời ca khen Mẹ rất nhân từ, rất đạo hạnh, rất dịu hiền.