19/04/2021 -

TỪ CỔ trong SÁCH KINH

522
Từ Cổ trong Kinh Thờ Lạy
 
Lạy Chúa, con là vật phàm hèn cùng là không trước mặt Chúa,
con hết lòng thờ lạy và nhận thật Chúa là đầu cội rễ mọi sự, là cùng sau hết mọi loài;
Chúa đã dựng nên con cùng thật là Chúa con nữa,
thì con xin dâng linh hồn và xác cùng mọi sự trong ngoài con ở trong tay Chúa. Amen

 
- Trong Kinh này chúng ta gặp cụm từ “con là vật phàm hèn”, tác giả Từ điển Việt-Bồ-La ghi nhận câu nói: “Tôi là kẻ hèn” với nghĩa “tôi không là gì hết” là một “lời khiêm tốn, thông dụng đối với người Annam” (người Việt Nam) lúc bấy giờ. Các nhà truyền giáo đã ứng dụng câu nói thông dụng của người dân Annam vào lời Kinh đọc bằng cách thay thế đại từ “tôi” bằng đại từ “con” và từ “kẻ” bằng từ “vật.” Lời kinh “con là vật phàm hèn cùng là không trước mặt Chúa” nghĩa là “con không là gì hết, con không có gì hết, con là hư không trước mặt Chúa” là một lời khiêm tốn, là câu nói cửa miệng của người Annam. Khi chúng ta bắt đầu lời “Kinh Thờ Lạy” hoặc khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận thân phận của mình trước mặt Chúa: Lạy Chúa, con không là gì hết, con không có gì hết, con là hư không trước mặt Chúa, con hết lòng thờ lạy Chúa.

- Trong kinh này chúng ta còn gặp cụm từ “Chúa là đầu cội rễ mọi sự, là cùng sau hết mọi loài” ý tưởng này tác giả Từ điển Việt-Bồ-La nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong từ điển bằng các kiểu nói như: “Chúa blời (Trời) là cội rễ muân (muôn) sự” nghĩa là “Chúa Trời là nguyên lý mọi vật; là đấng vô thỉ  vô chung.” Tác giả Từ điển giải thích thêm: “thiên thần”“linh hồn” thì “hỡu (hữu) thỉ vô chung” nghĩa là “có nguyên lý mà chẳng có cùng tận.”  Thiên Chúa thì “vô thỉ vô chung” là vĩnh cửu. Khi đọc lời kinh này chúng ta xác tín rằng, Chúa là Đấng hằng hữu, Chúa là đầu cội rễ mọi sự, là cùng sau hết mọi loài”, từ muôn đời đã có Ngài và mãi mãi ngàn đời vẫn có Ngài.
114.864864865135.135135135250