Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng.
Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi,
mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người,
chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ.
Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng,
vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen
Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi,
mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người,
chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ.
Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng,
vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen
- Trong Kinh này ta thấy từ “thông minh”, nếu chỉ sử dụng nghĩa từ “thông minh” theo Từ điển tiếng Việt hiện đại thì nghĩa của câu kinh rất hẹp, phẩm chất “thông minh” với nghĩa là “có trí lực tốt, hiểu nhanh tiếp thu nhanh – nhanh trí và khôn khéo” là phẩm chất mà nhiều người thường cũng có.
Từ điển Việt-Bồ-La có từ “thông minh” nghĩa đen là “mù mà mắt vẫn mở”,“thông minh vô cùng” nghĩa bóng là “thấu biết suốt mọi điều mà mắt thường con người không thấy.” Với nghĩa từ “thông minh” như Từ điển Việt-Bồ-La, chúng ta mới thấu hiểu câu kinh thâm thúy biết nhường nào. Phẩm tính của Thiên Chúa tóm gọn trong lời kinh đáng để chúng ta tuyên xưng với đức tin của mình qua lời Kinh đọc hàng ngày rằng: “Chúa thông biết mọi sự và chân thật vô cùng.”
- Trong Kinh này chúng ta có từ “phán” là từ chúng ta gặp thường xuyên trong các văn bản của đạo Công Giáo. Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích từ “phán” có hai nét nghĩa:
1.(vua, chúa, thần thánh) truyền bảo, ra lệnh;
2.nhận xét, phát biểu với giọng kẻ cả trịch thượng.
Với cả hai nghĩa này nếu gắn vào câu Kinh chúng ta đọc trên đây, chúng ta sẽ thấy chúng không phù hợp, không sát nghĩa của lời Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “phán” nghĩa là “lệnh truyền hay lời truyền của nhân vật rất quan trọng” và mục từ “chúa phán” nghĩa là “chúa truyền lệnh hay nói.” Tự vị Annam Latinh giải thích đơn giản hơn “phán” nghĩa là “nói” (dành cho Thiên Chúa).
Như vậy, cần lưu tâm đến các nét nghĩa của từ “phán” trong các văn bản của đạo Công giáo, để sử dụng sao cho phù hợp. Nếu thấy cụm từ “Chúa phán” mà sau đó là dạng thức câu mệnh lệnh, hoặc nghĩa câu là lệnh truyền thì từ “phán” đó là một dạng thức lệnh truyền bắt buộc của Chúa; nhưng nếu thấy cụm từ “Chúa phán” nhưng theo sau là câu nói bình thường, thì từ “phán” đó chỉ có nghĩa là nói. Ví dụ trong câu Kinh này từ “phán truyền” chỉ có nghĩa là “nói để truyền lại” mà thôi.
Cũng vậy trong Kinh Cậy tiếp theo đây từ “phán hứa” cũng nghĩa là “một lời nói mà Thiên Chúa hứa.”
Như vậy, nét nghĩa của từ “phán” trong tiếng Việt cổ mang nét “nghĩa ngữ dụng” nghĩa là lời nói của Chúa (Đấng tối cao) thì dùng từ “phán.” Tuy nhiên, đôi chỗ trong các văn bản của đạo Công giáo, các tác giả đã sử dụng nét nghĩa của từ “phán” đó là “lệnh truyền” bắt buộc.
Cũng vậy trong Kinh Cậy tiếp theo đây từ “phán hứa” cũng nghĩa là “một lời nói mà Thiên Chúa hứa.”
Như vậy, nét nghĩa của từ “phán” trong tiếng Việt cổ mang nét “nghĩa ngữ dụng” nghĩa là lời nói của Chúa (Đấng tối cao) thì dùng từ “phán.” Tuy nhiên, đôi chỗ trong các văn bản của đạo Công giáo, các tác giả đã sử dụng nét nghĩa của từ “phán” đó là “lệnh truyền” bắt buộc.