Để trình bày rõ ràng sự dâng hiến chính mình, chúng ta phải chỉ ra sự dâng hiến chính mình như một sự đòi hỏi của Tin Mừng và lưu ý đến môn tâm lý học con người. Thánh Tổ phụ sống trong một nền văn hóa khác, đó là nền văn hóa của Kitô- hữu thế kỷ 19. Điều đó giải thích tại sao một vài thực tế cụ thể hóa, mà ngài đã đề nghị, ngày nay đang được đơn giản hóa. Chẳng hạn, người ta có phải từ bỏ hết mọi phần thưởng, tất cả những dấu hiệu của sự biết ơn, sự cảm tạ hay tình thân bằng hữu? Chính vì vậy mà Cha đã diễn dịch thái độ của Chúa Giêsu: “Sao lại gọi Ta là nhân lành? ‘Chỉ có một Đấng nhân lành!’ (Mc 10,18). Người ta muốn xử lý vấn đề tốt lành trong khía cạnh con người nhân linh của Người nhưng Người lại không muốn. Người đã muốn dìm vấn đề nhân từ vào trong con người thiên tính của Ngài. Và các bạn không thấy những chữ đó trong khuôn luật: loại trừ người có đặc ân, thúc giục các bạn làm những việc hy sinh đó trong con người như Chúa chúng ta đã làm.
Dĩ nhiên người ta không đi tìm sự biết ơn hay biết bao kiểu trả ơn đối lại với những dâng hiến bé nhỏ của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không được từ chối những sự biết ơn đó. Chúng ta phải yêu mến người khác, chúng ta cũng phải chấp nhận được yêu mến hay được đánh giá cao bởi người khác.
Ở đây Đức Trinh Nữ cho chúng ta một tấm gương tốt đẹp: Mẹ đã dâng hiến chính mình ngay giây phút Mẹ thưa xin vâng. Mẹ nhìn nhận rằng Mẹ chỉ là người tớ nữ nhỏ bé và tất cả những gi Mẹ có đều bởi Mẹ nhận từ Thiên Chúa. Cùng lúc Mẹ hát bài ca: mọi thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc, bởi Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những điều trọng đại (Lc 47-49).
Tất cả sự thiện hảo tốt chúng ta làm thì được Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nhưng thánh Augustinô nói:
“Tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta thật cao cả, Người nhìn nhận những dâng hiến như là công khó chúng ta làm, rằng chính Ngài làm cho chúng ta”.
Chúng ta hãy nhớ sự nghịch lý của Tin Mừng: “Ai tìm sự sống mình thì sẽ mất và ai mất sự sống mình vì Ta sẽ tìm lại được nó” (Mt 10,39). “Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm lần, etc.” (Mc 10,29).
Ơn Dâng Hiến Chính Mình Và Ơn Gọi Của Con Người
Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Người. Điều đó muốn nói rằng: ơn gọi của con người là yêu thương và để được yêu thương bởi tha nhân. Trong thế giới hiện nay, phần đông người ta để ‘cánh cửa đức tin’ vẫn còn đóng lại. Tuy thế Thánh Thần Chúa không bỏ rơi họ. Nghịch lý Tin Mừng chỉ ra cho thấy ai hiến dâng mạng sống mình để rồi tìm lại được nó, vén mở ngay chính bản thể của con người nhân linh. Điều đó cũng đúng cho tất cả mọi người. Nhiều người đi tìm để sống điều nghịch lý đó. Họ có thể trở nên người bạn đồng hành của chúng ta trong những cố gắng để kiến tạo một thế giới công bằng hơn và con người hơn. Đừng quên câu nói của Chúa Giêsu với người đại đội trưởng Rôma: “Tôi chưa tìm thấy trong Israel người có đức tin như vậy” (Mc 10,29. Và lời của thánh Phaolô có giá trị cho tất cả: “Cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 29,40).
Ơn Dâng Hiến Chính Mình, Sự Tham Dự Vào Đời Sống Ba Ngôi
Bởi ơn sủng nhưng không mà con người được mạc khải sự siêu việt. Trong Ngôi Ba Thánh có ân sủng hỗ tương giữa Cha, Con và Thánh Thần. Cha tự tỏ mình ra trong Ngôi Lời, chỉ là Ngôi Lời tự hiến, làm một với Cha. Ngôi Cha trong Ngôi Con, Ngôi Con trong Ngôi Cha, Ngôi Ba Thánh Thần là nguồn liên kết, mối dây tình yêu liên kết tất cả.
“Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta” (Ga 14,11). “Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ luôn giữ lời Thầy và Cha Ta sẽ đến và ở trong người ấy; và chúng ta sẽ đến ở trong người ấy “ (Ga 14,23).
“Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). “Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,14).
Đóng góp vào đời sống thần linh trong chúng ta không phải chỉ là cho, mà còn là nhận lãnh, chấp nhận. Hiện hữu của chúng ta chủ yếu là một hiện hữu được cho đi. Nhìn nhận và chấp nhận thực tế này, đó là một hành động tích cực. Được dựng nên giống hình ảnh Chúa, chúng ta phải yêu thương và chấp nhận được yêu, nghĩa là cho đi và nhận lại.
Dấu phân biệt các kitô-hữu là tình yêu thương lẫn nhau: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
Chấp nhận món quà của người khác – chẳng hạn như lời diễn tả tình thân bạn bè, lòng tử tế, tốt bụng hay là lòng biết ơn – là một hành động tích cực đối với người khác này. Cho và mở rộng lòng với quà tặng của người phản chiếu đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu không nói rằng người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là chúng con yêu thương, nhưng là vào tình yêu thương lẫn nhau. Điều đó nghĩa là yêu thương và chấp nhận nhau một cách tích cực được yêu lại.
Linh đạo về sự dâng hiến, về tình yêu nhưng không thì thiết yếu cho một thế giới đích thực nhân văn hơn và cho một xã hội công bằng hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế định kỳ đã cho thấy một xã hội được lèo lái duy nhất bằng nguyên tắc thị trường, sẽ chỉ có đâm đầu vào chỗ thất bại. Để trở thành nhân bản hơn, các hành vi của chúng ta phải luôn ẩn chứa một nguyên nhân của sự nhưng không, của lòng tử tế và sự tin tưởng vào người khác.
Trong chương hai thật hay của thông điệp Đức ái trong sự thật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã chỉ rõ tầm quan trọng của sự hiến tặng trong tất cả những tương quan nhân loại. Ngài nói trong cái nhìn kitô-hữu về con người, đã làm ngài đưa ra giới thiệu một hình thức kinh tế mới, được gọi là nền kinh tế hiệp thông hay nền kinh tế thân hữu.
Phát triển linh đạo dâng hiến chính mình, được hiểu trong mọi tầm mức của nó, với tôi hình như là một yếu tố quan trọng của sứ vụ chúng ta. Phát triển linh đạo này có thể trở thành hạt nhân cho các sứ vụ khác. Sự dâng hiến chính mình không phải là một sự mộ đạo đơn giản, cũng không phải kiểu sống dành riêng cho các nhà thần bí. Chính là một cách thế sống đòi hỏi dẫn đưa chúng ta vào trong những tương quan lẫn nhau và trong các hành vi của chúng ta trong xã hội và trong giáo xứ.
Thay Lời Kết
1. Sự dâng hiến chính mình là lời đáp trả của chúng ta cho Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta sự sống qua tình yêu của Ngài.
2. Bởi bí tích Rửa Tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - mỗi Ngôi tự hiến hỗ tương với nhau bằng tình yêu - chúng ta tham dự vào đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
3. Cuộc sống mới này được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh Thể, qua đấy Chúa chúng ta tự hiến dâng cho chúng ta, chúng ta đón nhận Người và chúng ta dâng lên chính chúng ta như của lễ đẹp lòng Chúa.
4. Với kiểu dâng hiến chính mình là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa trong thân xác làm người của Người hoàn thành trong mầu nhiệm Vượt Qua - đau khổ, chết và phục sinh.
5. Với thánh Eymard - Lời khấn bản thể (sự dâng hiến chính mình) đánh dấu đỉnh cao của cuộc đời hiệp nhất và chan hòa với Thiên Chúa.
6. Sự dâng hiến chính mình thì dành cho mọi bước của đời sống thiêng liêng.
7. Sự dâng hiến chính mình là một hành vi của tình yêu tích cực, bao hàm luôn cái chết của bản ngã chúng ta, tới ‘con người cũ’, để làm nên bản ngã tốt đẹp như ý Chúa muốn.
8. Sự dâng hiến chính mình là một yếu tố của ơn kêu gọi của mọi người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi; sự dâng hiến chính mình có thể được sống cách vô thức nơi những người không có niềm tin tôn giáo.
9. Bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống - gia đình, thương mại, kinh tế, chính trị - không thể nào hoạt động tốt mà không có một yếu tố quà tặng, dâng hiến, yếu tố nhưng không trong đó.
10. Sự dâng hiến chính mình phải được hiểu dưới ánh sáng của Tin Mừng trong linh đạo của Thánh Eymard, dưới ánh sáng của những bút tích của Ngài và đặc biệt trong cuộc đời của Ngài.