LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
M.Thúy Liễu
“Tôi chẳng là gì sao Ngài gọi tôi? Tôi chẳng là chi sao Ngài gọi tôi… sao Ngài gọi tôi?”
Những ca từ trong bài hát “Sao Ngài gọi tôi” của nhạc sĩ Viết Chung vẫn mãi là tiếng lòng của những ai đang sống đời thánh hiến, cách riêng là của chính bản thân tôi. Vì sao Thiên Chúa lại chọn gọi tôi giữa muôn người, cho tôi được sống cuộc sống “ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian”, vì sao? Vì sao và vì sao? Hỏi mãi, hỏi mãi và dù có lặp lại câu hỏi đó cả đời, tôi cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là một món quà, một hồng ân vô giá mà Thiên Chúa dành cho tôi do lòng thương xót của Ngài.
Quả thực khi nhìn lại đời tu với những thăng trầm và thách đố của nó, từ lúc tôi khởi đầu đời tu cho đến bây giờ, lòng thương xót của Chúa vẫn luôn bao trùm trên cuộc đời tôi. Mãi mãi tôi không thể quên được những giây phút quỳ trước Nhan Thánh, trong sự cầu nguyện linh thiêng của cộng đoàn dân Chúa để trả lời câu hỏi của vị thẩm vấn: “Chúng con xin gì?”, cùng với chị em tôi thưa rằng: “Chúng con xin lòng thương xót của Chúa, của Hội Thánh và của Hội Dòng”. Bởi vì tôi chẳng là gì nên tôi cần lòng thương xót của Chúa và của mọi người giúp tôi sống đời thánh hiến. Để rồi từ đó tôi đem lòng thương xót của Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày của tôi, khi tôi thi hành sứ vụ, khi tôi sống với chị em trong Hội Dòng, và trong cộng đoàn.
Thế nhưng, khi nhìn lại thực trạng đời sống cộng đoàn của đời tu hôm nay, sự thật không khỏi khiến tôi đau lòng. Nếu tự bản chất đời sống cộng đoàn trong ơn gọi Đa Minh là nơi để chị em được lớn lên trong ơn gọi và để tình thân thương giữa các thành viên trong cộng đoàn được khám phá mỗi ngày qua sự cảm thông, chia sẻ chân thành; thì trong thực tế đời sống cộng đoàn lại trở thành điều quá khó khăn,…
Vì sao lại xảy ra thực trạng đời sống cộng đoàn đau lòng như thế? Phải chăng vì chúng ta đã quên mất những gì chúng ta lãnh nhận, quên đi lòng Chúa thương xót đã dành cho chúng ta. Chúng ta đã van xin lòng thương xót của Chúa và của mọi người nhưng chính chúng ta trong cuộc sống lại hành xử không chút xót thương với người khác. Ta bảo ta bỏ mọi sự để ta đi tu, để ta dâng hiến cuộc đời cho Chúa nhưng thật sự có Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa hay không? Hay là ta để cho tiền, tài, danh vọng, địa vị vây quanh đời ta đến nỗi Chúa không còn một chỗ nào trong cõi lòng ta.
Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha: “Hãy chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót vì Mầu nhiệm này chính là nguồn cội của niềm vui, của sự thanh thản và bình an. Mầu nhiệm này cũng chính là điều kiện đối với ơn cứu độ của chúng ta. Lòng Thương Xót chính là quy luật nền tảng mà nó được bảo quản trong con tim của bất cứ một con người nào, và xác định cái nhìn khi một người nhìn ngắm một cách chân thành đối với người anh em và chị em của mình, tức những người mà họ gặp gỡ trên hành trình cuộc sống. Lòng thương xót chính là con đường mà nó gắn kết Thiên Chúa và con người lại với nhau, vì lòng thương xót mở con tim ra cho niềm hy vọng trước việc chúng ta sẽ vẫn được yêu thương mãi mãi, bất chấp sự giới hạn vì tội lỗi của chúng ta.”
Thiết nghĩ, đây chính là lời mời gọi khẩn thiết cho mọi tu sĩ hôm nay để xây dựng lại đời sống cộng đoàn. Chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót sẽ giúp chúng ta nhớ lại ơn gọi Thiên Chúa đã dành cho chúng ta, cùng với những ân huệ của Người. Để trong Đức Kitô, Đấng là hiện thân của lòng Chúa thương xót sẽ giúp chúng ta biết về những việc của Đức Xót Thương, để chúng ta có thể thẩm tra xem, liệu chúng ta có đang sống với tư cách là những người môn đệ của Ngài hay không. Chúng ta hãy tái khám phá ra những công việc của lòng thương xót đối với thân xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết, chuộc kẻ làm tôi. Và chúng ta cũng đừng quên những công việc của Lòng Thương Xót đối với linh hồn: lấy lời lành mà khuyên người, dạy dỗ kẻ mu muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta,...
Chiêm ngưỡng dung nhan của Đấng đầy lòng xót thương cùng với những lời dạy bảo của Người, chúng ta sẽ thấy nếu có Chúa thật sự ở trong lòng ta. Nếu Chúa thực sự còn ở trong cộng đoàn thì Ngài sẽ thay đổi để cộng đoàn ngày mỗi ngày trở nên tốt hơn. Bởi nếu có Chúa ở trong ta, ta sẽ thôi không còn nhìn chị em với những thực tại bên ngoài, ta sẽ thôi nói những lời gây tổn thương chị em bởi sự ghen tỵ và cao ngạo. Và nếu có Chúa ở trong ta, nếu chúng ta có được kinh nghiệm về tình yêu và ơn tha thứ của Thiên Chúa do lòng thương xót của Ngài, chúng ta sẽ thôi không còn oán trách giận hờn, bởi những điều chị em lỡ xúc phạm đến ta chẳng đáng là gì so với những điều ta xúc phạm đến Chúa. Chiêm ngưỡng dung nhan của Đấng đầy lòng xót thương sẽ đưa chúng ta trở nên khí cụ của Lòng Chúa Thương Xót cho chính chị em trong cộng đoàn bằng sự tha thứ, vì chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải tha thứ và phải trao hiến chính bản thân mình hầu trở nên những khí cụ của sự tha thứ.
Đời sống cộng đoàn sẽ là gánh nặng nếu mỗi người chỉ biết sống cho riêng mình và đặt Chúa ra bên ngoài hay xuống hàng thứ yếu. Ngược lại đời sống cộng đoàn sẽ là nỗi vui sướng chan hòa khi chúng ta để Chúa làm chủ và thực thi lòng thương xót theo gương Chúa mỗi ngày. Ước mong sao mỗi người chúng ta hiểu thấu được chân lý đón nhận và trao ban trong cuộc sống, để tất cả những gì chúng ta lãnh nhận từ Lòng Thương Xót của Chúa sẽ trở thành những hoa thơm trái ngọt ta trao ban cho nhau, để đời sống cộng đoàn thực sự trở thành nơi mà tác giả Thánh vịnh 132 đã nói:
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau.”
Những ca từ trong bài hát “Sao Ngài gọi tôi” của nhạc sĩ Viết Chung vẫn mãi là tiếng lòng của những ai đang sống đời thánh hiến, cách riêng là của chính bản thân tôi. Vì sao Thiên Chúa lại chọn gọi tôi giữa muôn người, cho tôi được sống cuộc sống “ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian”, vì sao? Vì sao và vì sao? Hỏi mãi, hỏi mãi và dù có lặp lại câu hỏi đó cả đời, tôi cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là một món quà, một hồng ân vô giá mà Thiên Chúa dành cho tôi do lòng thương xót của Ngài.
Quả thực khi nhìn lại đời tu với những thăng trầm và thách đố của nó, từ lúc tôi khởi đầu đời tu cho đến bây giờ, lòng thương xót của Chúa vẫn luôn bao trùm trên cuộc đời tôi. Mãi mãi tôi không thể quên được những giây phút quỳ trước Nhan Thánh, trong sự cầu nguyện linh thiêng của cộng đoàn dân Chúa để trả lời câu hỏi của vị thẩm vấn: “Chúng con xin gì?”, cùng với chị em tôi thưa rằng: “Chúng con xin lòng thương xót của Chúa, của Hội Thánh và của Hội Dòng”. Bởi vì tôi chẳng là gì nên tôi cần lòng thương xót của Chúa và của mọi người giúp tôi sống đời thánh hiến. Để rồi từ đó tôi đem lòng thương xót của Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày của tôi, khi tôi thi hành sứ vụ, khi tôi sống với chị em trong Hội Dòng, và trong cộng đoàn.
Thế nhưng, khi nhìn lại thực trạng đời sống cộng đoàn của đời tu hôm nay, sự thật không khỏi khiến tôi đau lòng. Nếu tự bản chất đời sống cộng đoàn trong ơn gọi Đa Minh là nơi để chị em được lớn lên trong ơn gọi và để tình thân thương giữa các thành viên trong cộng đoàn được khám phá mỗi ngày qua sự cảm thông, chia sẻ chân thành; thì trong thực tế đời sống cộng đoàn lại trở thành điều quá khó khăn,…
Vì sao lại xảy ra thực trạng đời sống cộng đoàn đau lòng như thế? Phải chăng vì chúng ta đã quên mất những gì chúng ta lãnh nhận, quên đi lòng Chúa thương xót đã dành cho chúng ta. Chúng ta đã van xin lòng thương xót của Chúa và của mọi người nhưng chính chúng ta trong cuộc sống lại hành xử không chút xót thương với người khác. Ta bảo ta bỏ mọi sự để ta đi tu, để ta dâng hiến cuộc đời cho Chúa nhưng thật sự có Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa hay không? Hay là ta để cho tiền, tài, danh vọng, địa vị vây quanh đời ta đến nỗi Chúa không còn một chỗ nào trong cõi lòng ta.
Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha: “Hãy chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót vì Mầu nhiệm này chính là nguồn cội của niềm vui, của sự thanh thản và bình an. Mầu nhiệm này cũng chính là điều kiện đối với ơn cứu độ của chúng ta. Lòng Thương Xót chính là quy luật nền tảng mà nó được bảo quản trong con tim của bất cứ một con người nào, và xác định cái nhìn khi một người nhìn ngắm một cách chân thành đối với người anh em và chị em của mình, tức những người mà họ gặp gỡ trên hành trình cuộc sống. Lòng thương xót chính là con đường mà nó gắn kết Thiên Chúa và con người lại với nhau, vì lòng thương xót mở con tim ra cho niềm hy vọng trước việc chúng ta sẽ vẫn được yêu thương mãi mãi, bất chấp sự giới hạn vì tội lỗi của chúng ta.”
Thiết nghĩ, đây chính là lời mời gọi khẩn thiết cho mọi tu sĩ hôm nay để xây dựng lại đời sống cộng đoàn. Chiêm ngưỡng mầu nhiệm Lòng Thương Xót sẽ giúp chúng ta nhớ lại ơn gọi Thiên Chúa đã dành cho chúng ta, cùng với những ân huệ của Người. Để trong Đức Kitô, Đấng là hiện thân của lòng Chúa thương xót sẽ giúp chúng ta biết về những việc của Đức Xót Thương, để chúng ta có thể thẩm tra xem, liệu chúng ta có đang sống với tư cách là những người môn đệ của Ngài hay không. Chúng ta hãy tái khám phá ra những công việc của lòng thương xót đối với thân xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết, chuộc kẻ làm tôi. Và chúng ta cũng đừng quên những công việc của Lòng Thương Xót đối với linh hồn: lấy lời lành mà khuyên người, dạy dỗ kẻ mu muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta,...
Chiêm ngưỡng dung nhan của Đấng đầy lòng xót thương cùng với những lời dạy bảo của Người, chúng ta sẽ thấy nếu có Chúa thật sự ở trong lòng ta. Nếu Chúa thực sự còn ở trong cộng đoàn thì Ngài sẽ thay đổi để cộng đoàn ngày mỗi ngày trở nên tốt hơn. Bởi nếu có Chúa ở trong ta, ta sẽ thôi không còn nhìn chị em với những thực tại bên ngoài, ta sẽ thôi nói những lời gây tổn thương chị em bởi sự ghen tỵ và cao ngạo. Và nếu có Chúa ở trong ta, nếu chúng ta có được kinh nghiệm về tình yêu và ơn tha thứ của Thiên Chúa do lòng thương xót của Ngài, chúng ta sẽ thôi không còn oán trách giận hờn, bởi những điều chị em lỡ xúc phạm đến ta chẳng đáng là gì so với những điều ta xúc phạm đến Chúa. Chiêm ngưỡng dung nhan của Đấng đầy lòng xót thương sẽ đưa chúng ta trở nên khí cụ của Lòng Chúa Thương Xót cho chính chị em trong cộng đoàn bằng sự tha thứ, vì chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải tha thứ và phải trao hiến chính bản thân mình hầu trở nên những khí cụ của sự tha thứ.
Đời sống cộng đoàn sẽ là gánh nặng nếu mỗi người chỉ biết sống cho riêng mình và đặt Chúa ra bên ngoài hay xuống hàng thứ yếu. Ngược lại đời sống cộng đoàn sẽ là nỗi vui sướng chan hòa khi chúng ta để Chúa làm chủ và thực thi lòng thương xót theo gương Chúa mỗi ngày. Ước mong sao mỗi người chúng ta hiểu thấu được chân lý đón nhận và trao ban trong cuộc sống, để tất cả những gì chúng ta lãnh nhận từ Lòng Thương Xót của Chúa sẽ trở thành những hoa thơm trái ngọt ta trao ban cho nhau, để đời sống cộng đoàn thực sự trở thành nơi mà tác giả Thánh vịnh 132 đã nói:
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau.”