TU VIỆN MARTINO
CHẦU TẠ ƠN CUỐI NĂM 2021
KHAI MẠC
Hát: Chúa Thánh Thần
Kính thưa Cộng đoàn 365 ngày của năm cũ đã qua đi, nhường chỗ cho 365 ngày sắp tới. Trong thời khắc linh thiêng chuyển giao đất trời, hẳn ai cũng cảm thấy thiêng liêng và kỳ diệu vì đây là thời gian cần thiết chúng ta quây quần bên Chúa Giê-su Thánh Thể, để thờ lạy, biết ơn vì lòng thương xót của Thiên Chúa ấp ủ chúng ta trong suốt năm qua. Trong tâm tình đó giờ đây, kính mời Cộng đoàn chúng ta cùng nhau nhìn lại những sự kiện trong năm vừa qua.
Kính thưa Cộng đoàn 365 ngày của năm cũ đã qua đi, nhường chỗ cho 365 ngày sắp tới. Trong thời khắc linh thiêng chuyển giao đất trời, hẳn ai cũng cảm thấy thiêng liêng và kỳ diệu vì đây là thời gian cần thiết chúng ta quây quần bên Chúa Giê-su Thánh Thể, để thờ lạy, biết ơn vì lòng thương xót của Thiên Chúa ấp ủ chúng ta trong suốt năm qua. Trong tâm tình đó giờ đây, kính mời Cộng đoàn chúng ta cùng nhau nhìn lại những sự kiện trong năm vừa qua.
MỞ NHÀ CHẦU: Hát: Thờ Lạy Chúa.
LỜI CHÚA: Lc 17, 11 - 19
"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilê. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Thinh lặng
SUY NIỆM
Nhìn lại để tạ ơn
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilê. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Thinh lặng
SUY NIỆM
Nhìn lại để tạ ơn
Chúng ta chọn bài Tin mừng “Mười người phong hủi” để suy niệm về lòng biết ơn, đó cũng là chủ đề chính của bài Tin mừng và cũng là bối cảnh của ngày cuối cùng của năm cũ. Một năm trôi qua, với nhiều biến động trong vai trò là người hướng dẫn cộng đoàn, người giữ trách nhiệm giáo dục- đào tạo, công việc mục vụ, học tập…Hẳn nhiên đã nhiều lần chúng ta thưa với Chúa về sự mệt mỏi bế tắt trong trách nhiệm, sự nhàm chán đơn điệu trong việc bổn phận và còn bao nhiêu tâm tình khó gọi thành tên. Hai tiếng “Cảm ơn” tưởng chừng dễ nói khi chúng ta nhận được những hiện vật từ tha nhân. Ấy vậy mà nhiều lúc hai tiếng cao quý ấy vắng dần trên môi miệng và tâm tình của chúng ta khi đối diện với Chúa.
Hình ảnh cả mười người phong hủi đều được Chúa chữa lành và đang trên đường trình diện tư tế khiến ta chạnh lòng. Ta nhận ra họ là một nhóm người, hoàn toàn không phân biệt được ai là người Do Thái, ai là người Samari. Họ có điểm chung là đang mang trong mình mặc cảm của sự ghẻ lạnh. Họ hiểu mưu cầu của từng người hơn các thành viên trong gia đình hiểu về họ. Họ chung chia thái độ thành khẩn cầu xin để được chữa lành. Có lẽ trong cơn bĩ cực, trong cùng hoàn cảnh khó khăn thì những ranh giới phân biệt giữa con người với nhau trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết, chỉ còn lại khát vọng được đón nhận như một con người. Khoảng cách không gian giữa Chúa Giêsu và nhóm người phong hủi cũng là khoảng cách tâm lý mà người trong cùng cộng đồng đối xử với anh chị em. Chúa Giêsu nghe được tiếng kêu từ khoảng cách khá xa ấy, Ngài đã xoá bỏ những rào cản để con người trở về với cộng đồng của mình.
Câu hỏi của Chúa Giêsu như một lời trách móc: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”. Chúa Giêsu không hỏi người Samari về chín người kia. Chúa nói câu đó cho những người đang đi theo Chúa. Chắc chắn, trong số đoàn người đi theo Chúa có nhiều người Do Thái và cả những người địa phương là Samari. Người Do Thái vẫn tự hào là dân riêng của Thiên Chúa. Việc được hưởng những đặc quyền đặc lợi trở thành điều hiển nhiên. Có lẽ mang tâm thức ấy, nên việc thể hiện lòng biết ơn với Đấng ban ơn là điều họ thấy không cần thiết.
Một năm qua, nhiều biến cố xảy ra trên thế giới và trong đất nước, để liệt kê những dấu ấn bi thương ấy, ta cảm nhận sự nặng lòng não nề: dịch bệnh, thiên tai, mạng sống con người rẻ rúng, thất nghiệp, không thiếu những lần ta thở dài ngao ngán! Đời sống tu trì cùng vì đó mà bị ảnh hưởng ít nhiều. Những bất ổn do thời thế khiến cộng đoàn có nhiều thay đổi mà tựu chung, ta mơ ước về những hoạt động cố định thuở nào. Cho dẫu một năm có nhiều bất thường thì vượt trên tất cả vẫn là ân sủng của Chúa bao phủ trên cộng đoàn và từng thành viên trực thuộc. Rất nhiều lần ta mang suy nghĩ như những người Do Thái. Ân sủng ta nhận được trở thành lẽ đương nhiên, điều bình thường. Ta đã tự đặt bản thân vào vị trí của những người xứng đáng được đón nhận những điều may lành từ Thiên Chúa và tha nhân.
Ta xúc động trước thái độ khiêm tốn của người Samari. Anh ta quì rạp dưới chân Chúa nhưng lại trở nên nổi bật giữa đám đông. Tạ ơn vì biết mình không xứng đáng nhưng vẫn nhận được ơn lành. Tạ ơn vì biết sự kém cõi bất tài mà vẫn được Chúa nhìn đến thân phận. Sấp mình dưới chân Chúa vì ý thức sự hạ đẳng nơi bản thân, chẳng thể xứng đáng đứng trước mặt Chúa mà nói lời cảm ơn tương xứng. Cũng vậy, ta chợt nhận ra ơn lành của Chúa vẫn không ngừng bao phủ trên từng người. Giờ phút này, chúng con xin mặc lấy tâm tình của người Samari để nói lên lời tạ ơn Chúa. Lời tạ ơn xuất phát tự đáy lòng!
Thinh lặng.
Hát: Tất cả là Hồng Ân Chúa.
Hình ảnh cả mười người phong hủi đều được Chúa chữa lành và đang trên đường trình diện tư tế khiến ta chạnh lòng. Ta nhận ra họ là một nhóm người, hoàn toàn không phân biệt được ai là người Do Thái, ai là người Samari. Họ có điểm chung là đang mang trong mình mặc cảm của sự ghẻ lạnh. Họ hiểu mưu cầu của từng người hơn các thành viên trong gia đình hiểu về họ. Họ chung chia thái độ thành khẩn cầu xin để được chữa lành. Có lẽ trong cơn bĩ cực, trong cùng hoàn cảnh khó khăn thì những ranh giới phân biệt giữa con người với nhau trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết, chỉ còn lại khát vọng được đón nhận như một con người. Khoảng cách không gian giữa Chúa Giêsu và nhóm người phong hủi cũng là khoảng cách tâm lý mà người trong cùng cộng đồng đối xử với anh chị em. Chúa Giêsu nghe được tiếng kêu từ khoảng cách khá xa ấy, Ngài đã xoá bỏ những rào cản để con người trở về với cộng đồng của mình.
Câu hỏi của Chúa Giêsu như một lời trách móc: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”. Chúa Giêsu không hỏi người Samari về chín người kia. Chúa nói câu đó cho những người đang đi theo Chúa. Chắc chắn, trong số đoàn người đi theo Chúa có nhiều người Do Thái và cả những người địa phương là Samari. Người Do Thái vẫn tự hào là dân riêng của Thiên Chúa. Việc được hưởng những đặc quyền đặc lợi trở thành điều hiển nhiên. Có lẽ mang tâm thức ấy, nên việc thể hiện lòng biết ơn với Đấng ban ơn là điều họ thấy không cần thiết.
Một năm qua, nhiều biến cố xảy ra trên thế giới và trong đất nước, để liệt kê những dấu ấn bi thương ấy, ta cảm nhận sự nặng lòng não nề: dịch bệnh, thiên tai, mạng sống con người rẻ rúng, thất nghiệp, không thiếu những lần ta thở dài ngao ngán! Đời sống tu trì cùng vì đó mà bị ảnh hưởng ít nhiều. Những bất ổn do thời thế khiến cộng đoàn có nhiều thay đổi mà tựu chung, ta mơ ước về những hoạt động cố định thuở nào. Cho dẫu một năm có nhiều bất thường thì vượt trên tất cả vẫn là ân sủng của Chúa bao phủ trên cộng đoàn và từng thành viên trực thuộc. Rất nhiều lần ta mang suy nghĩ như những người Do Thái. Ân sủng ta nhận được trở thành lẽ đương nhiên, điều bình thường. Ta đã tự đặt bản thân vào vị trí của những người xứng đáng được đón nhận những điều may lành từ Thiên Chúa và tha nhân.
Ta xúc động trước thái độ khiêm tốn của người Samari. Anh ta quì rạp dưới chân Chúa nhưng lại trở nên nổi bật giữa đám đông. Tạ ơn vì biết mình không xứng đáng nhưng vẫn nhận được ơn lành. Tạ ơn vì biết sự kém cõi bất tài mà vẫn được Chúa nhìn đến thân phận. Sấp mình dưới chân Chúa vì ý thức sự hạ đẳng nơi bản thân, chẳng thể xứng đáng đứng trước mặt Chúa mà nói lời cảm ơn tương xứng. Cũng vậy, ta chợt nhận ra ơn lành của Chúa vẫn không ngừng bao phủ trên từng người. Giờ phút này, chúng con xin mặc lấy tâm tình của người Samari để nói lên lời tạ ơn Chúa. Lời tạ ơn xuất phát tự đáy lòng!
Thinh lặng.
Hát: Tất cả là Hồng Ân Chúa.
Cảm nghiệm để tạ lỗi và phó thác hướng đến tương lai.
Lạy chúa, năm cũ đang dần khép lại, năm mới được mở ra với những dự tính kế hoạch và hoài bão của bao người, cùng những lo âu cho tương lai những khó khăn vẫn còn đó, phận người thì mỏng manh và bất toàn, qua đại dịch Covid con người không còn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ nhưng biết dừng lại để nhận ra cái giới hạn và cùng đích đời người, từ đó tin nhận rằng chỉ có Thiên Chúa là chủ của lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, và tương lai mỗi người đều nằm trong bàn tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Nhìn lại năm qua tôi tự hỏi, tôi đã sống niềm tin vào chúa như thế nào khi phải chứng kiến những mất mát đau thương do đại dịch gây ra? Tôi rút ra được bài học gì qua đại dịch Covid? Tôi có đủ kiên nhẫn và vững tin vào những thử thách mà Chúa gửi đến hay không? Tôi có cùng chị em sát cánh bên nhau để vượt qua những lúc khó khăn và sợ hãi hay không?
Lạy Chúa, Chúa biết nhân loại chúng con vẫn đang phải đối diện với dịch bệnh, những hoang mang và sợ hãi, những mất mát và đau thương vẫn bao trùm thế giới, cũng như những người phong cùi trong đoạn tin mừng hôm nay, mong mỏi gặp được Thầy Giê-su, vì thế ngay “từ đàng xa, họ đã kêu van lớn tiếng: “Lạy thầy Giê-su, xin rủ lòng thương chúng tôi”. Phải chăng, cùng với các Ki-tô hữu, toàn thể nhân loại đều ngong ngóng trông chờ ơn cứu chuộc? Phải chăng, tất cả mọi người cũng đang từ xa kêu lên Chúa để xin ơn chữa lành cho thế giới, không chỉ chữa lành về thể xác bởi dịch bệnh nhưng còn xin ơn chữa lành trong tâm hồn bởi một thứ vi rút tội lỗi có sức hủy diệt hồn xác chúng con. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai…tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại, bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời Thánh vịnh viết:
Lạy chúa, năm cũ đang dần khép lại, năm mới được mở ra với những dự tính kế hoạch và hoài bão của bao người, cùng những lo âu cho tương lai những khó khăn vẫn còn đó, phận người thì mỏng manh và bất toàn, qua đại dịch Covid con người không còn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ nhưng biết dừng lại để nhận ra cái giới hạn và cùng đích đời người, từ đó tin nhận rằng chỉ có Thiên Chúa là chủ của lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, và tương lai mỗi người đều nằm trong bàn tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Nhìn lại năm qua tôi tự hỏi, tôi đã sống niềm tin vào chúa như thế nào khi phải chứng kiến những mất mát đau thương do đại dịch gây ra? Tôi rút ra được bài học gì qua đại dịch Covid? Tôi có đủ kiên nhẫn và vững tin vào những thử thách mà Chúa gửi đến hay không? Tôi có cùng chị em sát cánh bên nhau để vượt qua những lúc khó khăn và sợ hãi hay không?
Lạy Chúa, Chúa biết nhân loại chúng con vẫn đang phải đối diện với dịch bệnh, những hoang mang và sợ hãi, những mất mát và đau thương vẫn bao trùm thế giới, cũng như những người phong cùi trong đoạn tin mừng hôm nay, mong mỏi gặp được Thầy Giê-su, vì thế ngay “từ đàng xa, họ đã kêu van lớn tiếng: “Lạy thầy Giê-su, xin rủ lòng thương chúng tôi”. Phải chăng, cùng với các Ki-tô hữu, toàn thể nhân loại đều ngong ngóng trông chờ ơn cứu chuộc? Phải chăng, tất cả mọi người cũng đang từ xa kêu lên Chúa để xin ơn chữa lành cho thế giới, không chỉ chữa lành về thể xác bởi dịch bệnh nhưng còn xin ơn chữa lành trong tâm hồn bởi một thứ vi rút tội lỗi có sức hủy diệt hồn xác chúng con. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai…tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại, bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời Thánh vịnh viết:
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
LỜI NGUYỆN
Cầu cho Hội Dòng.
Cầu cho Cộng Đoàn.
Cầu cho Ân nhân – Thân nhân.
Các linh hồn chị em trong Dòng, quý thân nhân, ân nhân đã qua đời.
Hát: Cầu cho Đức Giáo Hoàng
KẾT THÚC
Cầu cho Hội Dòng.
Cầu cho Cộng Đoàn.
Cầu cho Ân nhân – Thân nhân.
Các linh hồn chị em trong Dòng, quý thân nhân, ân nhân đã qua đời.
Hát: Cầu cho Đức Giáo Hoàng
KẾT THÚC
Hát: Khúc ca tạ ơn.