Biết bao lần trong cuộc sống chúng ta nghe nói hoặc chính chúng ta thường lập luận, mơ tưởng rằng khi nào hay nếu tôi có tài năng, nếu tôi có nhiều tiền thì tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, tôi sẽ dấn thân phục vụ Chúa nhiều hơn. Tôi chỉ cho người khác được cái mà tôi có. Tuy nhiên, đây là cách chúng ta biện minh cho lòng ích kỷ của mình, chúng ta lẩn tránh trách nhiệm đối với anh chị em đồng loại, trốn tránh không làm gì cho Chúa cả. Có ai là hoàn hảo về mọi mặt đâu, có ai dưa thừa thời giờ, sức khỏe, tiền bạc… đâu vì lòng người không đáy mà. Có ai là người nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác và có ai là người đầy đủ để không cần nhận sự giúp đỡ của người khác đâu. Chúa dựng nên mỗi người đều có những giới hạn để mọi người phải liên đới với nhau thì mới tồn tại và bổ túc cho nhau để thực sự trở thành một con người đúng nghĩa.
Giữa một thế giới đang đề cao chủ nghĩa cá nhân coi mình là trung tâm, đề cao chủ nghĩa hưởng thụ, có cái gì đó khiến cho trái tim con người không liên kết lại được với nhau, không cảm thong được với nhau thì đâu đó vẫn lóe lên những tia sáng của tình yêu, vẫn có những nghĩa cử cao đẹp, những hành động tử tế góp phần làm vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh của những người yếu thế trong xã hội, góp phần làm ấm lòng bao dạ dày đang đói khát, mà thành phần đầu tiên là các em thiếu nhi nơi vùng sâu vùng xa, các em thiếu nhi dân tộc. Những hành động này thắp lên tình nhân ái, đoàn kết, niềm tin và hy vọng vào tình Chúa, tình người. Như thế, đứng ở một góc cạnh khác của cuộc đời tưởng chừng hết tình và vô tình đó thì ta thấy nó vẫn có tình. Nó có tình bởi vì nó bắt nguồn từ một Đấng là TÌNH YÊU.
Thiên Chúa là Đấng trọn hảo, Ngài không cần chúng ta dâng kính Ngài những hành động bác ái để làm Ngài vui sướng thêm nhưng Ngài muốn lòng thờ kính chúng ta dâng hiến Ngài phải được biến đổi thành những hành động bác ái cụ thể cho anh chị em đồng loại. Chính Đức Giê-su đã tự đồng hóa với những người nghèo: những gì các con làm cho những kẻ bé nhỏ nhất trong số anh em đây là các con làm cho chính Thầy. Chúng ta phải đối xử với anh chị em đồng loại vì tình thương, bởi tất cả chúng ta được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa và của mọi người và vì tình thương bác ái Ki-tô giáo đòi buộc chứ không phải vì hậu quả của việc ta có nhiều vật chất của cải. Thực thi đức ái Ki-tô giáo là con đường giúp cho con người nên giống hình ảnh Thiên Chúa hơn hết. Mỗi người được dựng nên bản chất đã có tình. Thế nên nếu không sống lòng nhân ái thì con người đang đánh mất đi cái gì quý giá nhất làm nên căn tính của mình. Số lượng nhiều ít của cải đem ra chia sẻ không có giá trị nhiều bằng chính tâm hồn yêu thương quảng đại bên trong vì nó có giá trị trước mặt Chúa.
Thiên Chúa là Đấng trọn hảo, Ngài không cần chúng ta dâng kính Ngài những hành động bác ái để làm Ngài vui sướng thêm nhưng Ngài muốn lòng thờ kính chúng ta dâng hiến Ngài phải được biến đổi thành những hành động bác ái cụ thể cho anh chị em đồng loại. Chính Đức Giê-su đã tự đồng hóa với những người nghèo: những gì các con làm cho những kẻ bé nhỏ nhất trong số anh em đây là các con làm cho chính Thầy. Chúng ta phải đối xử với anh chị em đồng loại vì tình thương, bởi tất cả chúng ta được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa và của mọi người và vì tình thương bác ái Ki-tô giáo đòi buộc chứ không phải vì hậu quả của việc ta có nhiều vật chất của cải. Thực thi đức ái Ki-tô giáo là con đường giúp cho con người nên giống hình ảnh Thiên Chúa hơn hết. Mỗi người được dựng nên bản chất đã có tình. Thế nên nếu không sống lòng nhân ái thì con người đang đánh mất đi cái gì quý giá nhất làm nên căn tính của mình. Số lượng nhiều ít của cải đem ra chia sẻ không có giá trị nhiều bằng chính tâm hồn yêu thương quảng đại bên trong vì nó có giá trị trước mặt Chúa.
Thiên Chúa ban cho mỗi người một số lượng nén bạc khác nhau. Kẻ được năm nén, người được hai nén, người chỉ được một nén. Một nén đó có thể là nén của người nghèo, bất hạnh rủi ro, mất mát nhưng trong tình yêu quan phòng của Chúa nén bạc ấy vẫn có thể sinh lời được nhiều hoa trái của tình yêu, của tin tưởng, của lạc quan vui sống. Như các môn đệ chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá đưa cho Chúa để Ngài làm phép lạ nuôi sống một đám đông dân chúng, Chúa cũng muốn chúng ta cộng tác với Ngài, quảng đại dâng cho Ngài những gì chúng ta đang có để Ngài đem đến niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho những người khác. Do đó, nói như thánh Phaolo: “gieo ít thì gặt ít gieo nhiều thì gặt nhiều. Ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa nhận lời.” (2Cr 9, 6 - 7). Hãy quảng đại với Thiên Chúa vì Ngài là Đấng ban phát mọi ơn lành cách dư dật để chúng ta vừa đủ lo cho mình vừa có thể làm việc thiện cho anh chị em. Bởi vậy, chúng ta đừng bao giờ yêu mến bằng lời nói, bằng miệng lưỡi nhưng là bằng việc làm thật sự. Chúng ta luôn luôn phải chất vấn mình: Tôi phải làm gì để nói cho mọi người biết tôi sống có tình, trái tim tôi chung nhịp đập với vui buồn của cuộc đời, của tha nhân, của nhân loại này.
Quý vị ân nhân đã khổ tâm khi nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi các em thiếu nhi đồng bào ở giáo xứ Tutra trong bữa ăn sáng chỉ với những gói mì tôm do quý Dì Đaminh phục vụ. Mà theo các chuyên gia về dinh dưỡng: ăn nhiều mì tôm sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế nên quý vị ân nhân đã mở rộng con tim giúp đỡ để các em có được những món ăn mới thêm phong phú. Có thể nói chính tình yêu đối với Đức Ki-tô là động lực thôi thúc quý ân nhân hiến thân hy sinh cho các em, đôi khi đó có thể là bữa ăn của chính quý vị hay của con cái quý vị. Đó chẳng phải là hành động bác ái cao cả nhất, một cách quý ân nhân trao ban sự sống, sức khỏe cho các em sao? Có một tác giả nào đã nói: Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, nhưng là một món quà để trao tặng. Một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết. Sự giàu có hay nghèo nàn chỉ có thể phân biệt con người thành giai cấp thứ bậc. Có người nhiều tiền bạc, có người nghèo chẳng có xu nào nhưng mỗi người đều chỉ có một quả tim. Người ta không thể cân lường được quả tim, do đó món quà xuất phát từ trái tim có giá trị bởi chính quả tim được gói gém trong đó.
Quý vị ân nhân đã khổ tâm khi nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi các em thiếu nhi đồng bào ở giáo xứ Tutra trong bữa ăn sáng chỉ với những gói mì tôm do quý Dì Đaminh phục vụ. Mà theo các chuyên gia về dinh dưỡng: ăn nhiều mì tôm sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế nên quý vị ân nhân đã mở rộng con tim giúp đỡ để các em có được những món ăn mới thêm phong phú. Có thể nói chính tình yêu đối với Đức Ki-tô là động lực thôi thúc quý ân nhân hiến thân hy sinh cho các em, đôi khi đó có thể là bữa ăn của chính quý vị hay của con cái quý vị. Đó chẳng phải là hành động bác ái cao cả nhất, một cách quý ân nhân trao ban sự sống, sức khỏe cho các em sao? Có một tác giả nào đã nói: Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, nhưng là một món quà để trao tặng. Một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết. Sự giàu có hay nghèo nàn chỉ có thể phân biệt con người thành giai cấp thứ bậc. Có người nhiều tiền bạc, có người nghèo chẳng có xu nào nhưng mỗi người đều chỉ có một quả tim. Người ta không thể cân lường được quả tim, do đó món quà xuất phát từ trái tim có giá trị bởi chính quả tim được gói gém trong đó.
Chúng con xin hết lòng tạ ơn Thiên Chúa – Đấng quan phòng và luôn lưu tâm nhìn đến những mảnh đời khốn khổ, chúng con xin tri ân quý vị ân nhân đã là đôi bàn tay, là trái tim của Chúa đem đến cho các em một niềm vui mới, một sức sống mới, một cái tình mới, nhất là trong mùa đại dịch Covid 19 này khi mà ai cũng lo gom góp thu vén cho mình. Quý vị đã trở thành mối phúc lành của Thiên Chúa cho các em và nhiều người khác. Thiên Chúa vẫn đang cần sự quảng đại của quý vị ân nhân nữa để diễn tả mối tình mà Ngài dành cho con người.
Quý Dì Đaminh – Cộng đoàn Tutra